Trong bối cảnh ngành công nghiệp ngày càng phát triển và hướng tới tự động hóa. Hầu hết các công ty buộc phải đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống điều khiển thông minh để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro. Hệ thống giám sát SCADA đang trở thành xu hướng phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều phối quy trình sản xuất. Những thiết bị chính trong hệ thống tự động hóa SCADA là gì? Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây của atscada.net nhé!
Khái niệm hệ thống tự động hóa SCADA
SCADA viết tắt của “Supervisory Control and Data Acquisition” nghĩa là “Giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu”. Hệ thống bao gồm các thiết bị phần cứng và phần mềm giám sát. Phần mềm hệ thống dùng để giám sát, điều khiển và thu thập thông tin dữ liệu từ các thiết bị phần cứng. SCADA kết nối và giám sát các thiết bị trong các quy trình sản xuất, từ cảm biến đến các máy móc điều khiển. Qua đó cung cấp cái nhìn tổng quan về trạng thái vận hành của toàn bộ hệ thống. Được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy để giám sát và điều khiển các dây chuyền và máy móc sản xuất. Hệ thống SCADA hoạt động ở cấp độ theo dõi và giám sát trong kim tự tháp tự động hóa. Đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong hoạt động công nghiệp.
Tìm hiểu các thiết bị chính trong hệ thống tự động hóa SCADA
Thiết bị đo tại hiện trường
Các loại thiết bị đo đạc hiện trường trong Hệ thống SCADA đóng vai trò thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin chi tiết về các thông số và trạng thái của quy trình sản xuất. Những thiết bị này có thể bao gồm máy cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, màn hình năng lượng, máy cảm biến tiệm cận và nhiều loại khác. Các cảm biến này giúp giám sát liên tục các yếu tố quan trọng như nhiệt độ, áp suất, mức độ chất lỏng, và độ rung của máy móc. Dữ liệu thu thập từ các thiết bị này được chuyển đến hệ thống SCADA, giúp người vận hành nhận biết và phân tích các biến đổi trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, các biện pháp điều chỉnh có thể được thực hiện kịp thời để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả và an toàn.
Trạm thu thập dữ liệu trung gian (RTU/PLC)
RTU (Remote Terminal Units – các khối thiết bị đầu cuối từ xa): có chức năng để thu thập dữ liệu từ các cảm biến hiện trường. Sau đó chuyển đổi dữ liệu này thành dạng sử dụng được và gửi đến trung tâm giám sát. Quá trình này được thực hiện thông qua bộ vi xử lý tích hợp trong RTU, giúp thu thập và truyền tải dữ liệu hiệu quả đến hệ thống SCADA, đảm bảo việc giám sát và điều khiển từ xa.
PLC (Programmable Logic Controllers – các khối điều khiển logic khả trình): tập trung vào việc điều khiển các thiết bị và quy trình sản xuất. Giúp người dùng “giao tiếp” với các cảm biến để thực hiện các thay đổi cần thiết trong vận hành. PLC hoạt động độc lập, không làm ảnh hưởng đến hệ thống SCADA chính, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các thiết bị và đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra chính xác và liên tục.
Sự kết hợp giữa hai thiết bị này hỗ trợ hệ thống SCADA thu thập dữ liệu chính xác. Đồng thời cung cấp các công cụ để giám sát, phân tích và điều chỉnh quy trình sản xuất, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao chất lượng vận hành.
Máy chủ SCADA (SCADA Server)
Đây được xem là bộ phận trung tâm và quan trọng nhất trong hệ thống SCADA. Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu, xử lý thông tin được thu thập từ các thiết bị hiện trường như RTU, PLC và cảm biến. Dữ liệu sau khi xử lý sẽ được hiển thị qua giao diện HMI, giúp người vận hành giám sát và kiểm soát hệ thống một cách dễ dàng.
Ngoài ra, máy chủ SCADA còn cung cấp các công cụ phân tích, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác dựa trên dữ liệu thời gian thực. Đây cũng là điểm kết nối và điều phối toàn bộ hoạt động của hệ thống, đảm bảo các thiết bị trong hệ thống làm việc đồng bộ, hiệu quả và ổn định. Với vai trò quan trọng này, máy chủ SCADA không chỉ là trung tâm xử lý dữ liệu mà còn là nền tảng cho việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành trong các ứng dụng công nghiệp.
Giao diện người-máy (HMI)
Đây chính là cầu nối trực quan giữa con người và các hệ thống tự động hóa. Người vận hành dễ dàng giám sát và điều khiển thiết bị hoặc quy trình công nghiệp. HMI thường được thiết kế dưới dạng màn hình cảm ứng hoặc thiết bị hiển thị, thiết bị này sẽ hiển thị thông tin về trạng thái hệ thống, dữ liệu thời gian thực và cảnh báo. Bên cạnh đó, HMI còn hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác như cài đặt thông số, điều chỉnh quy trình hoặc khởi động máy móc một cách nhanh chóng và chính xác. Với giao diện thân thiện và khả năng tùy chỉnh, HMI đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả làm việc. Đồng thời giảm thiểu sai sót và cải thiện sự tương tác giữa con người và máy móc.
Các thiết bị truyền thông
Các thiết bị truyền thông trong hệ thống SCADA đóng vai trò truyền tải dữ liệu chính xác, tin cậy và hiệu quả giữa các thành phần khác nhau.
Mạng truyền thông công nghiệp:
Đây là loại mạng đặc biệt được thiết kế cho môi trường công nghiệp, nơi yêu cầu cao về độ tin cậy và khả năng chống nhiễu. Cần phải có các tính năng ổn định và chính xác, mạng truyền thông công nghiệp hỗ trợ truyền tải dữ liệu liên tục giữa các thiết bị, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru.
Thiết bị chuyển đổi dồn kênh:
Là thiết bị trung gian giữa các thành phần trong hệ thống, giúp chuyển đổi và định tuyến dữ liệu qua mạng truyền thông. Chức năng đảm bảo dữ liệu được phân phối hiệu quả và đáng tin cậy, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động của toàn bộ hệ thống SCADA.
Thiết bị viễn thông:
Sử dụng công nghệ viễn thông để truyền tải dữ liệu qua khoảng cách xa, các thiết bị này kết nối các điểm cách biệt trong mạng SCADA. Nhờ đó, dữ liệu từ các khu vực xa mà vẫn được truyền tải chính xác và kịp thời, giúp hệ thống duy trì hiệu quả giám sát và điều khiển.
Tham khảo: SCADA Và MES Khác Nhau Ở Đâu? Lợi Ích Cụ Thể Của 2 Hệ Thống Này
Lời kết
Hệ thống SCADA một công cụ không thể thiếu trong việc giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp. Với khả năng thu thập và xử lý dữ liệu thời gian thực, những thiết bị chính trong hệ thống tự động hóa SCADA. Đã giúp các doanh nghiệp theo dõi chi tiết từng khía cạnh của quy trình hoạt động sản xuất. Góp phần nâng cao hiệu quả vận hành, cải thiện năng suất và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn. Không chỉ hỗ trợ kiểm soát hệ thống, SCADA còn cung cấp dữ liệu phân tích quan trọng. Giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên cũng như năng lượng.
Để triển khai hệ thống SCADA chất lượng và hiệu quả, atscada.net là địa chỉ uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, atscada.net cung cấp các giải pháp SCADA tiên tiến. Đáp ứng tốt nhu cầu giám sát, điều khiển và tối ưu hóa quy trình sản xuất của khách hàng.
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống SCADA
Hệ thống SCADA đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều ngành công [...]
Th12
Scada System Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Hệ Thống Scada
SCADA được ví như trung tâm thu thập dữ liệu và điều khiển toàn bộ [...]
Th12
Sự Khác Biệt Giữa DCS Và SCADA Là Gì? Nên Chọn DCS Hay SCADA?
Ngày nay, hệ thống tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành [...]
Th12
SCADA Và MES Khác Nhau Ở Đâu? Lợi Ích Cụ Thể Của 2 Hệ Thống Này
Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất & [...]
Th12
Phần Mềm SCADA Là Gì? Tìm Hiểu Các Chức Năng Cơ Bản Của Phần Mềm SCADA
Hệ thống SCADA được biết đến là công cụ không thể thiếu trong quản lý [...]
Th12
Hệ thống scada là gì? Ứng dụng của hệ thống scada
Trong thời đại công nghiệp 4.0, tự động hóa đã trở thành yếu tố then [...]
Th6