Giải Đáp: Làm Thế Nào Để Chọn I/O Từ Xa Phù Hợp Cho Các Ứng Dụng Công Nghiệp?

Làm thế nào để chọn I/O từ xa phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp?

Trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp hiện đại, việc lựa chọn thiết bị đầu vào/đầu ra (Input/Output) từ xa phù hợp đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất, độ tin cậy & tính linh hoạt của toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, để chọn được thiết bị I/O từ xa chính xác, yêu cầu các doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, trong nội dung bài viết hôm nay, atscada.net sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc làm thế nào để chọn I/O từ xa phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp. Theo dõi ngay!

I/O từ xa là gì?

I/O từ xa hay Remote I/O (Remote Input/Output) là 1 hệ thống phân phối các thiết bị đầu vào (Input) & đầu ra (Output) nằm ở các vị trí xa hoặc cách xa bộ điều khiển chính, có thể là PLC hoặc DCS trong các ứng dụng tự động hóa công nghiệp. Thay vì kết nối trực tiếp tất cả các tín hiệu từ cảm biến về 1 bộ điều khiển trung tâm, I/O từ xa cho phép các tín hiệu này được thu thập & truyền tải từ các mô-đun I/O đặt gần các thiết bị trường đến bộ điều khiển thông qua mạng truyền thông. 

Remote I/O là 1 giải pháp hiệu quả & linh hoạt cho việc quản lý các tín hiệu đầu vào & đầu ra trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp, qua đó giúp tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu suất & đảm bảo tính linh hoạt cho các ứng dụng công nghiệp hiện đại.  

Khi nào cần sử dụng I/O từ xa? 

Remote I/O là lựa chọn tốt nhất trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Khi các cảm biến hoặc bộ truyền động nằm rải rác ở nhiều nơi & không thể cấu hình 1 bộ điều khiển ở mỗi vị trí, bởi việc làm này quá tốn kém & không hiệu quả 
  • Khi khoảng cách giữa bộ điều khiển & cảm biến/thiết bị truyền động dài nên tín hiệu dễ bị nhiễu, dẫn đến sai số dữ liệu tăng lên
Khi nào cần sử dụng I/O từ xa?
Khi nào cần sử dụng I/O từ xa?

Chính vì vậy, việc triển khai các mô-đun I/O từ xa gần các cảm biến để truyền dữ liệu đến bộ điều khiển là rất cần thiết. Điều này có thể giảm đáng kể độ phức tạp, chi phí & thời gian đi dây cáp. Hơn nữa, các tình huống sử dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô-đun I/O từ xa, lý do là vì thời gian chu kỳ I/O sẽ khác nhau rất nhiều trong các tình huống cụ thể khác nhau. Ví dụ như: 

Giám sát cơ sở

Các thiết bị cần giám sát cơ sở thường chạy ở thời gian chu kỳ I/O (Input/Output) chậm hơn, nghĩa là 100ms ~ 1000ms. Do vậy, bạn có thể chọn các mô-đun I/O từ xa tại thời điểm chu kỳ I/O này & chúng thường có tốc độ mẫu chậm hơn. 

Tự động hóa nhà máy & điều khiển robot

Remote I/O cho điều khiển & tự động hóa toàn bộ nhà máy thường cần thời gian điều khiển ít nhất là 1ms. Trong đó, remote I/O để điều khiển chuyển động & robot trong máy yêu cầu thời gian điều khiển ít nhất là 100 µs.

Làm thế nào để chọn I/O từ xa phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp?

Chọn Remote I/O phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp đòi hỏi sự xem xét & cân nhắc cẩn thận về nhiều yếu tố liên quan đến yêu cầu kỹ thuật, môi trường hoạt động & các yêu cầu bảo trì. Cụ thể như sau:

Xác định yêu cầu kỹ thuật 

  • Số lượng Input/Output: xác định số lượng & loại I/O cần thiết cho hệ thống hoặc ứng dụng 
  • Tốc độ cập nhật: yêu cầu tốc độ lấy mẫu & cập nhật dữ liệu nhanh đến mức nào?
  • Loại tín hiệu: xác định loại tín hiệu cần xử lý là gì? tín hiệu 4-20mA, 0-10V,… 

Đánh giá môi trường hoạt động

  • Nhiệt độ: phạm vị/dải nhiệt độ hoạt động của thiết bị là bao nhiêu? 
  • Độ ẩm: thiết bị cần chịu được môi trường có độ ẩm như thế nào?
  • Chống rung & sốc: thiết bị có cần chống rung & sốc không? 
  • Chống nhiễu: thiết bị có cần có khả năng chống nhiễu điện từ & tần số radio không?
Chọn I/O từ xa như thế nào để phù hợp với hệ thống & ứng dụng?
Chọn I/O từ xa như thế nào để phù hợp với hệ thống & ứng dụng?

Khả năng kết nối & giao tiếp

  • Giao thức truyền thông: thiết bị cần hỗ trợ những giao thức nào? Ethernet/IP, Modbus TCP, Profibus, Profinet,…. 
  • Khả năng mở rộng: hệ thống có thể mở rộng trong tương lai không, đặc biệt khi cần thêm I/O 
  • Khả năng tương thích: thiết bị có tương thích với hệ thống điều khiển hiện tại bạn đang sử dụng không? 

>>> Xem thêm: [Góc Giải Đáp]: Giám Sát Chất Lượng Điện Năng Mang Lại Những Lợi Ích Gì?

Với những nội dung vừa được chia sẻ trong bài viết trên, atscada.net chắc chắn bạn đã hiểu I/O từ xa là gì & cách để chọn I/O từ xa phù hợp với các ứng dụng công nghiệp hiện nay. Với sự cân nhắc kỹ lưỡng cùng quyết định lựa chọn chính xác, doanh nghiệp của bạn vừa có thể tiết kiệm chi phí, vừa có thể nâng cao hiệu quả & khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Nếu cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ giải đáp 1 số câu hỏi liên quan, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline phòng kinh doanh.

5/5 (1 Review)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Giải Pháp Giám Sát Môi Trường Tại Chỗ Sử Dụng HMI Delta Công Nghiệp

Trong các ngành công nghiệp hiện đại, giám sát môi trường tại chỗ đóng vai [...]

Giám Sát Nhiệt Độ Qua Internet Là Gì? Các Ứng Dụng Nổi Bật Trong Cuộc Sống

Trong thời đại công nghệ 4.0, giám sát nhiệt độ qua internet đã trở thành [...]

Bảng Hiển Thị Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Là Gì? Vai Trò Của Bảng Hiển Thị Nhiệt Độ – Độ Ẩm

Với khả năng cung cấp thông tin chính xác & liên tục về điều kiện [...]

Hệ thống scada là gì? Ứng dụng của hệ thống scada

Trong thời đại công nghiệp 4.0, tự động hóa đã trở thành yếu tố then [...]

[Góc Giải Đáp]: Giám Sát Chất Lượng Điện Năng Mang Lại Những Lợi Ích Gì?

Trong thời đại hiện nay, chất lượng điện là yếu tố quan trọng hàng đầu [...]

Tiêu chuẩn quốc tế của máy tính công nghiệp về môi trường

Có thể thấy máy tính công nghiệp là một trong những dòng thiết bị công [...]