Báo cáo tài chính là gì? Cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là gì

Các doanh nghiệp hàng năm phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền. Với mục đích thống kê toàn bộ các hoạt động kinh doanh cũng như liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính là gì và cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Hãy cùng atscada.net tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Vậy khái niệm của báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là một loại tài liệu tổng hợp thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một tổ chức trong một khoảng thời gian cụ thể. Mục đích của báo cáo tài chính là giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư,…nắm bắt và hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, và khả năng duy trì hoạt động của tổ chức.

Báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định, các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, thành phần kinh tế tất cả đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, một số công ty (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc. Ngoài việc báo cáo tài chính năm cần phải làm báo cáo tài chính tổng hợp cuối kỳ kế toán.

Phân tích khả năng thanh toán trong báo cáo tài chính

Để đảm bảo quá trình kinh doanh và các hoạt động sản xuất duy trì liên tục. Mỗi một doanh nghiệp phải đủ lượng vốn lưu động. Để kịp thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như duy trì mức hàng tồn kho hợp lý. Điều này giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn giữa chừng. 

Hãy phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số này thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền nhằm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Công thức: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

  • Nếu như hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng doanh nghiệp thanh toán ngắn hạn càng tốt.
  • Nếu như hệ số này dưới 1 khả năng doanh nghiệp có nguy cơ không thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn.
  • Nếu như hệ số này cao hơn 2 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn. Hay thậm chí là sử dụng tài sản lưu động để đầu tư or mở rộng kinh doanh.

Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay

Đây là một chỉ số tài chính đo lường khả năng doanh nghiệp chi trả lãi vay và khoản lãi vay hàng năm từ lợi nhuận, dòng tiền. 

Công thức: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Lãi vay phải trả

Trong đó, hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết:

  • Doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán lãi vay hay không.
  • Nếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có dòng tiền tốt, khả năng sinh lời cao và khả năng kiểm soát chi phí lãi vay tốt.
  • Nếu hệ số này thấp cho thấy doanh nghiệp có dòng tiền kém, khả năng sinh lời thấp và có khả năng kiểm soát chi phí lãi vay kém.

Chỉ số vòng quay các khoản thu

Đây sẽ là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng. 

Công thức: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng / Các khoản phải thu trung bình

Tiếp theo, tính thời gian trung bình để thu các khoản thu bằng cách:

Công thức: Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = 360 / Vòng quay các khoản phải thu

Nếu như hệ số vòng quay các khoản thu càng cao thì hiệu quả thu hồi các khoản phải thu càng tốt. Và ngược lại, hệ này càng thấp thì hiệu quả thu hồi các khoản phải thu càng kém.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này được dùng đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Công thức: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

Nếu hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao đồng nghĩa doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho của càng tốt, hiệu quả. Có nghĩa lượng hàng bán được nhiều hơn lượng hàng tồn kho hiện có, giúp chi phí lưu kho giảm và tăng lợi nhuận.

Ngược lại nếu hệ số này càng thấp thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng kém. Có nghĩa còn nhiều hàng tồn kho, dẫn đến chi phí lưu kho cao và giảm lợi nhuận.

Phân tích đòn bẩy tài chính của báo cáo 

Công cụ được sử dụng để đánh giá tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của mỗi một doanh nghiệp còn gọi là hệ số nợ. 

Công thức: Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

Tuy nhiên, sẽ không có một con số cụ thể nào xác định tỷ lệ hệ nợ phù hợp cho một doanh nghiệp. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như loại hình doanh nghiệp, quy mô và mục đích vay vốn. Thông thường, một hệ số nợ thấp cho thấy doanh nghiệp ít rủi ro tài chính, mức độ an toàn cao. Ngược lại hệ số nợ cao cho thấy doanh nghiệp có nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. 

Phân tích khả năng sinh lời trong báo cáo tài chính 

Lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế đây sẽ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

ROS là chỉ số tài chính chỉ mức hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận thực tế. 

Công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)= (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%

Chỉ số này thể hiện cứ 1 đồng doanh thu thuần thu về từ hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROS càng cao cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tốt.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp (Biên lợi nhuận gộp)

Công thức: Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận gộp phản ánh hiệu quả quản lý chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, chi phí nhân công,..), khả năng sinh lợi nhuận cũng như tính cạnh tranh trên thị trường.

Một doanh nghiệp nếu nhiều năm duy trì một biên lợi nhuận gộp cao, ổn định thường có lợi thế cạnh tranh tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất này được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhằm phản ánh khả năng sinh lợi các tài sản của doanh nghiệp.

Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp

Tỷ suất ROA cho thấy mức độ hiệu quả của việc quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tỷ suất ROA cao được hiểu là họ đang sử dụng các tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cứ mỗi 1 đồng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ số này tổng hợp phản ánh các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính, trình độ quản trị chi phí, trình độ quản trị nguồn vốn, trình độ quản trị tài sản của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trong nhiều năm có chỉ số ROE cao (thường > 20%) và ổn định (kể cả khi thị trường rơi vào khó khăn). Thông thường sẽ là các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tuy nhiên, nếu ROE quá cao cũng không phải là điều tốt, có thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng không có gì thay đổi. Nhưng doanh nghiệp lại đang mua lại cổ phiếu quỹ hoặc đang tách ra từ công ty mẹ khiến cho vốn cổ phần giảm và tỷ suất ROE tăng.

Phân tích dòng tiền

Tỷ lệ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

Dựa vào tỷ lệ này giúp chúng ta biết được doanh nghiệp nhận được bao nhiêu đồng trên 1 đồng doanh thu thuần. Dù không có một con số cụ thể để tham chiếu, thế nhưng rõ ràng là tỷ lệ này càng cao sẽ càng tốt. Và cũng nên so sánh với dữ liệu cũ để phát hiện ra các sai sót khác.

Tỷ lệ dòng tiền tự do

Đây sẽ là số tiền thừa sau khi doanh nghiệp trừ đi các khoản chi phí đầu tư cho tài sản cố định từ lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động kinh doanh. Chi phí đầu tư này cần được loại bỏ bởi vì chúng thường được sử dụng để duy trì và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số này được xem là chỉ số tích cực cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu như tỷ suất này cao cho thấy doanh nghiệp đang sở hữu số lượng tiền dư thừa lớn hơn. Sẽ có khả năng đầu tư vào các hoạt động mới, trả lãi cho các cổ đông hoặc là trả nợ. 

Phân tích xu hướng của dòng tiền

Người làm báo cáo tài chính cần phải thu thập và tổng hợp số liệu về dòng tiền từ các hoạt động trong từng năm. Mục đích của việc phân tích xu hướng dòng tiền chính là loại bỏ các biến động ngắn hạn về dòng tiền trong một thời điểm cụ thể.

Tham khảo: Data khách hàng là gì? Chia sẻ bạn cách tìm data khách hàng hiệu quả

Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính là gì?

  • Phân tích báo cáo tài chính giúp xác định mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và vốn của tổ chức. Các chỉ số như lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, và tỷ suất lợi nhuận giúp đánh giá khả năng sinh lời của tổ chức.
  • Các chỉ số thanh toán như tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn (current ratio) và tỷ lệ khả năng thanh toán dài hạn (quick ratio). Giúp đánh giá khả năng của tổ chức trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và dài hạn.
  • Phân tích tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio) giúp hiểu rõ hơn về mức độ đòn bẩy tài chính của tổ chức và rủi ro tài chính.
  • Phân tích các xu hướng tài chính và hoạt động qua thời gian giúp dự đoán các xu hướng trong tương lai, hỗ trợ ra quyết định chiến lược.
  • Giúp tổ chức đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính và kế toán, đồng thời cung cấp thông tin minh bạch cho các bên liên quan.

Phân tích báo cáo tài chính hỗ trợ để hiểu và đánh giá tình hình tài chính của mỗi một doanh nghiệp bất kỳ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định kinh doanh. Cũng như hỗ trợ phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Hy vọng qua những chia sẻ trên của atscada.net sẽ giúp bạn đọc hiểu khái niệm của báo cáo tài chính là gì? Và cách để phân tích báo cáo tài chính hiệu quả.

0/5 (0 Reviews)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả

Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]

Tìm Hiểu Giải Pháp Giám Sát Môi Trường Tại Chỗ Sử Dụng HMI Delta Công Nghiệp

Trong các ngành công nghiệp hiện đại, giám sát môi trường tại chỗ đóng vai [...]

Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn

Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]

Panel PC Công Nghiệp Là Gì? Tư Vấn Mua Panel PC Công Nghiệp Phù Hợp Nhất

Panel PC công nghiệp là thiết bị quan trọng & không thể thiếu trong các [...]

Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh

Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]

Giám Sát Nhiệt Độ Qua Internet Là Gì? Các Ứng Dụng Nổi Bật Trong Cuộc Sống

Trong thời đại công nghệ 4.0, giám sát nhiệt độ qua internet đã trở thành [...]