Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh

Barcode là gì?

Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng như cách sử dụng công cụ này trong kinh doanh. 

Tìm hiểu về barcode là gì? 

Barcode (mã vạch) là một hệ thống mã hóa dữ liệu dưới dạng các đường kẻ trắng và đen song song với kích thước khác nhau, được sắp xếp theo quy tắc mã hóa nhất định. Công nghệ này được sử dụng phổ biến trong việc thu thập và nhận dạng dữ liệu thông qua các mã số hoặc ký tự của một đối tượng cụ thể.

Mã vạch dễ dàng được quét và nhận diện bởi các thiết bị chuyên dụng như máy quét mã vạch hoặc máy đọc mã vạch. Thông tin mã hóa trong mã vạch có thể bao gồm dữ liệu về sản phẩm, giá cả, xuất xứ, và nhiều thông tin khác, giúp tự động hóa quá trình quản lý và kiểm soát hàng hóa.

Barcode là gì?

Chi tiết các loại barcode phổ biến hiện nay

Loại mã vạch 1D (tuyến tính)

Đây là loại mã vạch truyền thống với các đường kẻ song song màu đen và trắng có độ dày khác nhau. Một số dạng phổ biến của mã vạch 1D là:

UPC (Universal Product Code) là một loại mã vạch phổ biến gồm 12 ký số, được sử dụng chủ yếu trong ngành bán lẻ, đặc biệt là thực phẩm và hàng tiêu dùng. Mã vạch này được chia thành hai phần:

  • Phần mã vạch: Bao gồm các vạch đen và trắng song song, đọc được bằng máy quét mã vạch.
  • Phần mã số: Hiển thị dưới dạng ký số giúp người dùng đọc được bằng mắt thường.
Universal Product Code

EAN (European Article Number) tương tự như UPC, nhưng thường có 13 ký số (EAN-13) hoặc đôi khi 8 ký số (EAN-8). Đây là loại mã vạch quốc tế được sử dụng phổ biến ở châu Âu và nhiều quốc gia khác, bao gồm Việt Nam. Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã EAN cần đăng ký với Tổ chức Mã số Mã vạch Việt Nam để được cấp mã số doanh nghiệp. Được sử dụng trong ngành bán lẻ, tiêu dùng nhanh (FMCG), siêu thị và cửa hàng tạp hóa.

ITF (Interleaved 2 of 5) là mã vạch có dung lượng nén dữ liệu cao, được mã hóa theo cặp số và có cấu trúc đặc biệt giúp lưu trữ lượng thông tin lớn hơn. Phù hợp với các hoạt động liên quan đến quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, và lưu kho. 

Code 39 là mã vạch có khả năng mã hóa cả ký tự chữ và số, giúp lưu trữ thông tin chi tiết hơn. Đây là loại mã vạch linh hoạt và dễ sử dụng. Sử dụng trong các lĩnh vực như y tế, xuất bản, và sản xuất. 

Code 39

Loại mã vạch 2D

Đây là loại mã vạch chứa nhiều dữ liệu hơn bằng cách sử dụng cả chiều ngang và chiều dọc, thay vì chỉ dựa vào các đường kẻ như mã vạch 1D. 

QR Code (Quick Response): là mã vạch 2D với cấu trúc ma trận, bao gồm các ô vuông đen và trắng. Có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu hơn so với mã vạch 1D và mã hóa thông tin dưới 4 chế độ: số, chữ, nhị phân, và Kanji. Sử dụng phổ biến trong tiếp thị, quảng cáo, thanh toán điện tử, chương trình khuyến mãi,…Chỉ cần quét mã QR bằng điện thoại thông minh để truy cập nhanh chóng. 

QR code

Data Matrix (Mã ma trận): cũng tương tự như QR code là một loại mã vạch 2D với cấu trúc ma trận ô vuông hoặc hình chữ nhật. Thường được sử dụng để mã hóa một lượng nhỏ thông tin nhưng có độ tin cậy cao.

Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong quản lý và kinh doanh

  • Dùng để phân loại hàng hóa trong kho, theo dõi chính xác số lượng hàng tồn kho. Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nhập – xuất hàng hóa một cách dễ dàng và tự động.
  • Thanh toán tự động: Tại các cửa hàng bán lẻ hoặc siêu thị, việc quét mã vạch giúp giảm thời gian thanh toán cho khách hàng, nâng cao trải nghiệm mua sắm.
  • Phân biệt hàng thật- hàng giả: Thông tin của sản phẩm được lưu trữ trên mã vạch cho phép khách hàng kiểm tra nhanh chóng nguồn gốc của sản phẩm. 
  • Quảng cáo, tiếp thị: Mã QR Code được sử dụng để cung cấp thông tin sản phẩm, link tới website, hoặc chương trình khuyến mãi,… một cách tiện lợi thông qua hình thức quét mã bằng điện thoại.

Tham khảo: Báo cáo tài chính là gì? Cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Barcode đã mang đến những lợi ích khi sử dụng

Lợi ích của barcodes trong kinh doanh
  • Mã vạch giúp tự động hóa quá trình nhập liệu, giảm thiểu sai sót thường gặp khi nhập thủ công như nhầm lẫn về giá, số lượng hoặc thông tin sản phẩm.
  • Giúp tiết kiệm thời gian đáng kể trong các quy trình như kiểm kho, thanh toán, và quản lý hàng hóa.
  • Quản lý hàng tồn kho và theo dõi sản phẩm bằng mã vạch giúp giảm thiểu việc thất thoát hoặc hư hỏng hàng hóa, từ đó tiết kiệm chi phí.
  • Mã vạch giúp theo dõi chính xác số lượng hàng hóa có trong kho. Ban quản lý dựa vào đó để đưa ra quyết định nhập hàng, xuất hàng phù hợp, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa.
  • Ở các cửa hàng bán lẻ, việc quét mã vạch giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và tiện lợi. Đồng thời, tra cứu thông tin sản phẩm, khuyến mãi, hoặc đánh giá chất lượng mang đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng.
  • Mã vạch tích hợp được với các hệ thống quản lý kho (WMS), hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), và các phần mềm quản lý bán lẻ, giúp đồng bộ hóa dữ liệu và tăng cường hiệu quả quản lý.

Atscada.net hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu được khái niệm Barcode là gì cũng như những ứng dụng của nó trong quản lý và kinh doanh. Việc hiểu và áp dụng đúng công nghệ mã vạch sẽ mang lại hiệu quả vượt trội trong việc quản lý hàng hóa, tối ưu hóa quy trình làm việc, và nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

0/5 (0 Reviews)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Danh sách Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam

Hiện nay, mặc dù theo quy định pháp luật Việt Nam chỉ có 1 Ngân [...]

Khách hàng tiềm năng là gì? Cách gia tăng lượng khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng được ví như “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành [...]

Hướng dẫn 5 cách tra cứu đơn hàng Ninja Van nhanh chóng, chính xác

Ninja Van là một trong những công ty logistics và giao hàng theo yêu cầu [...]

Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả

Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]

Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn

Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]

Báo cáo tài chính là gì? Cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hàng năm phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan [...]