SCADA và IIoT là hai hệ thống công nghệ quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong quản lý và vận hành các quy trình công nghiệp. Mỗi hệ thống đều có những đặc điểm nổi bật, từ khả năng giám sát, điều khiển theo thời gian thực của SCADA đến sự kết nối và phân tích dữ liệu mạnh mẽ. Vậy, đệ thống nào phù hợp cho nhu cầu của bạn? Hãy cùng atscada.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây để có cái nhìn rõ ràng!
Tìm hiểu SCADA và IIoT
SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) đây là một hệ thống có chức năng giám sát và điều khiển. Được dùng trong các quy trình công nghiệp thu thập và giám sát dữ liệu, đồng thời điều khiển các thiết bị và quy trình từ xa.
IIoT, hay Internet vạn vật công nghiệp, là một phần của Internet of Things (IoT). IIoT đề cập đến việc kết nối các thiết bị và cảm biến công nghiệp với Internet để thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu từ các máy móc, hệ thống và thiết bị công nghiệp.
Điểm khác biệt giữa SCADA và IIoT
Thành phần hệ thống
SCADA:
- Cảm biến và thiết bị đo lường: Thu thập dữ liệu từ các thiết bị như máy bơm, động cơ, hoặc các thiết bị khác trong hệ thống.
- PLC hoặc RTU: Điều khiển các thiết bị và truyền dữ liệu từ các cảm biến về trung tâm điều khiển.
- Trung tâm điều khiển: Là nơi tập trung dữ liệu và thông tin từ các cảm biến, giúp nhân viên giám sát và đưa ra các quyết định điều hành.
- Giao diện người-máy (HMI): Cung cấp giao diện cho người dùng để giám sát và điều khiển hệ thống.
IIoT:
- Cảm biến và thiết bị thông minh: Những thiết bị này thu thập dữ liệu liên quan đến các quy trình sản xuất, hiệu suất máy móc, và điều kiện môi trường.
- Mạng Internet: Kết nối các thiết bị và hệ thống lại với nhau, cho phép truyền tải dữ liệu từ các thiết bị đến các hệ thống phân tích.
- Nền tảng phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các cảm biến được phân tích để đưa ra các dự đoán, cảnh báo hoặc tối ưu hóa quy trình.
Kiến trúc tập trung & phi tập trung
SCADA hoạt động dựa trên kiến trúc tập trung, trong đó một máy chủ trung tâm điều khiển và giám sát dữ liệu từ nhiều thiết bị hiện trường. Các thiết bị và cảm biến truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển để phân tích và thực hiện các lệnh điều khiển. Hệ thống này giúp quản lý, giám sát tập trung và dễ dàng kiểm soát các quy trình công nghiệp.
Còn IIoT sử dụng kiến trúc phi tập trung, nơi các thiết bị giao tiếp trực tiếp với nhau hoặc thông qua điện toán biên (edge computing). Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào một máy chủ trung tâm, tăng khả năng xử lý dữ liệu gần nơi thu thập, và giảm độ trễ khi vận hành. Các thiết bị thông minh tự phân tích và ra quyết định mà không cần phải gửi tất cả dữ liệu về trung tâm, giúp tối ưu hóa hiệu quả và tiết kiệm băng thông. Kiến trúc phi tập trung của IIoT phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao.
Xử lý dữ liệu
SCADA chuyên xử lý dữ liệu theo thời gian thực, khi dữ liệu được thu thập, sẽ được xử lý ngay lập tức, Người vận hành theo dõi và phản ứng nhanh chóng với các thay đổi trong hệ thống.
IIoT tập trung vào việc khai thác dữ liệu lớn để nhận diện các xu hướng và mô hình. IIoT còn phân tích các dữ liệu thu thập được để dự đoán các sự cố tiềm ẩn, từ đó đưa ra các quyết định chủ động.
Giao thức truyền thông: Độc quyền & tiêu chuẩn hóa
SCADA, các giao thức truyền thông thường mang tính độc quyền, nghĩa là mỗi nhà cung cấp phát triển giao thức riêng biệt để trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong hệ thống. Các giao thức này được tối ưu hóa để cung cấp hiệu suất tốt nhất trong môi trường làm việc nhất định, tuy nhiên có hạn chế khi phải kết nối với thiết bị từ các nhà cung cấp khác.
Còn IIoT sử dụng các giao thức tiêu chuẩn hóa như MQTT và HTTP, giúp việc kết nối và tương tác giữa các thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Các giao thức này được chấp nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp, cho phép các thiết bị giao tiếp mà không bị giới hạn bởi nhà cung cấp hoặc tiêu chuẩn riêng biệt. Thúc đẩy sự linh hoạt trong việc lựa chọn thiết bị mà còn giúp nhóm bảo trì có thể chẩn đoán và giải quyết sự cố mà không cần phải hiểu sâu về từng giao thức hoặc thiết bị.
Khả năng mở rộng: Giải pháp truyền thống & giải pháp đám mây
Các hệ thống SCADA truyền thống, khả năng mở rộng thường gắn liền với việc nâng cấp phần cứng. Khi công suất cần mở rộng, các tổ chức phải đầu tư vào việc cài đặt thêm các máy chủ, cảm biến hoặc bộ điều khiển. Đòi hỏi chi phí cao mà còn gặp phải các vấn đề liên quan đến không gian vật lý, bảo trì và quản lý thiết bị. Việc sử dụng môi trường ảo hóa cho phép các hệ thống SCADA dễ dàng mở rộng hơn mà không phải thay thế phần cứng quá thường xuyên. Dù vậy, cách tiếp cận này vẫn có giới hạn về khả năng mở rộng và tốn kém chi phí bảo trì khi hệ thống phát triển.
Còn đối với IIoT sử dụng điện toán đám mây để cung cấp các giải pháp mở rộng linh hoạt hơn. Khi có nhu cầu mở rộng, việc tích hợp thêm thiết bị vào hệ thống đám mây là rất dễ dàng, vì đám mây hoạt động như một trung tâm tập trung để xử lý và lưu trữ dữ liệu. Các tổ chức không cần phải lo lắng về không gian vật lý hay đầu tư vào phần cứng đắt tiền. Tự động mở rộng và giảm bớt sự phụ thuộc vào các cấu trúc phần cứng cứng nhắc. Điều này cho phép tổ chức dễ dàng điều chỉnh tài nguyên khi cần thiết mà không gặp phải vấn đề bảo trì hoặc quá tải phần cứng.
SCADA và IIoT – Hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Việc lựa chọn giữa SCADA và IIoT phụ thuộc vào yêu cầu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
SCADA là lựa chọn lý tưởng nếu:
- Có một hệ thống cũ có thể tích hợp với SCADA để hiện đại hóa các quy trình mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu.
- Làm việc trong môi trường vận hành có nhịp độ nhanh, vì khả năng kiểm soát thời gian thực của SCADA giúp bạn nhanh chóng thích ứng với những thay đổi ngay lập tức.
- Tập trung vào kiểm soát thời gian thực nhưng không yêu cầu phân tích dữ liệu lịch sử sâu rộng.
- Cần điều khiển tùy chỉnh phù hợp với các hoạt động và quy trình cụ thể của doanh nghiệp.
IIoT là sự lựa chọn tối ưu nếu:
- Làm việc trong ngành công nghiệp nơi các quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu là yếu tố then chốt.
- Muốn tận dụng khả năng thích ứng dựa trên đám mây để đáp ứng nhu cầu thay đổi và phát triển có thể mở rộng.
- Cân nhắc sử dụng tính năng đa thiết bị, cho phép hợp tác giữa các thiết bị và hệ thống từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
- Muốn áp dụng phương pháp bảo trì chủ động cho thiết bị thông qua phân tích dữ liệu và dự đoán các sự cố tiềm ẩn.
Tham khảo: Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ SCADA trong quản lý
Tóm lại, nếu doanh nghiệp của bạn yêu cầu sự ổn định, kiểm soát chặt chẽ và tốc độ phản ứng trong thời gian thực, SCADA sẽ là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ thống linh hoạt, mở rộng và cung cấp phân tích dữ liệu sâu rộng để đưa ra các quyết định thông minh và chủ động, IIoT chính là giải pháp tốt nhất. Hãy gọi ngay đến số hotline của atscada.net để được tư vấn chi tiết.
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Giải Pháp Tự động Hóa Công Nghiệp SCADA
Ngày nay, tự động hóa đã trở thành chìa khóa giúp nâng cao hiệu quả [...]
Th1
Hệ Thống SCADA Là Gì Và Nó Hoạt Động Như Thế Nào?
Trong bài viết này, atscada.net sẽ chia sẻ về Hệ thống SCADA – một công [...]
Th1
Hiệu Quả Của Việc Ứng Dụng Công Nghệ SCADA Trong Quản Lý, Vận Hành Lưới Điện
Trong quản lý, vận hành lưới điện cần đảm bảo để luôn cung cấp điện [...]
Th1
Ưu Điểm Và Ứng Dụng Của Hệ Thống SCADA Trong Sản Xuất Hiện Đại
Trong thời đại công nghiệp 4.0, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hiện đại [...]
Th1
Hệ Thống SCADA Trong Ngành Điện – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Quản Lý Điện Lực
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển không ngừng, hệ thống SCADA đã trở [...]
Th1
[Giải Đáp]: Phần Mềm SCADA Chính Hãng, Nên Chọn SCADA Nào Tốt?
Trong thời đại công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc [...]
Th1