Chắc hẳn thuật ngữ “ Server” không còn quá xa lạ đối với anh em công nghệ thông tin. Tất cả mọi hoạt động của website và cơ sở dữ liệu sẽ được quyết định bởi sự ổn định của server. Vậy có bắt buộc phải dùng Server hay không? Và Server là gì? Hãy cùng ATSCADA Lab tìm hiểu về Server qua bài viết sau.
Giới thiệu server là gì?
Server (hay còn gọi là máy chủ) là hệ thống máy tính được liên kết với Internet hoặc mạng. Có địa chỉ IP tĩnh và có năng lực xử lý lớn. Tại máy chủ server sẽ cài đặt phần mềm cho phép các máy tính khác truy cập vào và yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên khác nhau. Mô hình này còn được gọi là client-server.
Dễ hiểu hơn các máy chủ cũng là một máy tính nhưng có nhiều tính năng vượt trội hơn các máy tính thông thường. Chẳng hạn như: khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn hơn trong một mạng máy tính hay trong hệ thống Internet. Máy chủ server chính là nền tảng của tất cả dịch vụ trên Internet. Cụ thể là Website của các doanh nghiệp, các ứng dụng hay các trò chơi… Nếu muốn đảm bảo vận hành tốt, trơn tru thì đều phải thông qua một máy chủ.
Một số ví dụ về server:
- Khi thực hiện một cuộc gọi, lúc này máy chủ của công ty viễn thông Mobifone tự động tìm kiếm và kết nối để liên lạc.
- Hay khi chúng ta xem tivi máy chủ sẽ lấy dữ liệu và đưa lên trạm phát sóng, cuối cùng là truyền đến thiết bị tivi nhà.
Phân loại server phổ biến hiện nay
- Dedicated Server- Máy chủ vật lý: loại máy chủ hoạt động trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng. Như CPU, card mạng, ổ đĩa cứng, RAM…
- VPS- Máy chủ ảo: bằng công nghệ ảo hóa loại máy chủ này được tạo ra. Phân chia máy chủ vật lý ra nhiều máy chủ ảo khác nhau. Tương tự như máy chủ vật lý ở chỗ, máy chủ ảo chia sẻ tài nguyên cho máy chủ.
- Cloud Server: là một dạng máy chủ ảo triển khai trên môi trường đám mây. Thay vì cài đặt trên phần cứng vật lý, Cloud server hoạt động trong môi trường ảo hóa trên cơ sở hạ tầng đám mây.
- Web Server: Phục vụ trang web và ứng dụng web cho người dùng qua Internet.
- Database Server:Lưu trữ, quản lý, cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng và hệ thống. MySQL, Microsoft SQL Server, PostgreSQL,…
- File Server: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin và dữ liệu giữa các máy tính trong mạng như Microsoft Windows Server.
- Application Server: Chạy ứng dụng và cung cấp các dịch vụ cho ứng dụng di động và web. Microsoft .NET Server, Java EE Servers (Tomcat, JBoss),…
- Mail Server: Quản lý và chuyển phát email. Postfix, Microsoft Exchange Server, Sendmail,…
- Print server: rất phổ biến tại các mạng nhỏ của doanh nghiệp.
- DNS Server: là một máy chủ có chức năng phân giải tên miền. Chuyển đổi địa chỉ IP thành các tên miền và ngược lại.
Cùng tìm hiểu vai trò của Server là gì?
Vai trò của các máy chủ Server là cung cấp dịch vụ và thông tin cho các thiết bị khác trong mạng. Server lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu qua mạng LAN hoặc internet. Tất cả dữ liệu chuyển đến các máy trạm cho người dùng hay một tổ chức liên tục 24/7. Máy chủ server được thiết kế đảm bảo chạy trong thời gian dài liên tục và tắt đi khi tiến hành bảo trì.
- Máy chủ lưu trữ các dữ liệu quan trọng như tệp tin, ứng dụng và tài liệu. Giúp người dùng truy cập và chia sẻ thông qua mạng.
- Máy chủ cung cấp các dịch vụ mạng quan trọng như email, trang web, truyền thông, họp trực tuyến. Tạo điều kiện cho môi trường làm việc kết nối và linh hoạt.
- Quản lý các tài khoản người dùng- quyền truy cập giúp bảo vệ thông tin. Đồng thời đảm bảo rằng người dùng chỉ có quyền truy cập vào những dữ liệu và tài nguyên mà khách cần.
- Máy chủ xử lý yêu cầu từ người dùng và các thiết bị khác, cung cấp dữ liệu hoặc dịch vụ theo yêu cầu. Giữ cho hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Trong môi trường máy chủ ảo hoặc đám mây, máy chủ phân phối tài nguyên máy tính. Để cung cấp hiệu suất tối ưu cho các máy chủ ảo hoặc ứng dụng.
- Máy chủ giúp duy trì và quản lý các dịch vụ và ứng dụng. Đảm bảo chúng hoạt động ổn định và đáp ứng nhu cầu người dùng.
- Máy chủ tạo điều kiện cho tích hợp và tương tác giữa các thiết bị và ứng dụng khác nhau.
- Máy chủ thực hiện biện pháp bảo mật để đảm bảo tính riêng tư và an toàn của dữ liệu. Thực hiện việc sao lưu để đối phó với mất mát dữ liệu không mong muốn.
Tham khảo: Hệ thống quản lý môi trường phòng server.
Máy chủ server ảnh hưởng gì đến các hoạt động kinh doanh?
- Mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ trực tuyến (từ trang web thương mại điện tử đến các ứng dụng di động).
- Quản lý và bảo mật dữ liệu như: như dữ liệu tài chính, tài liệu, hồ sơ khách hàng, các thông tin bảo mật khác.
- Server sẽ hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ khách hàng thông qua email, chat trực tuyến, họp trực tuyến,… Góp phần tạo sự thuận tiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Tự động lưu trữ dữ liệu quan trọng và thực hiện sao lưu định kỳ nhằm đảm bảo an toàn.
- Góp phần tối ưu hóa các quy trình làm việc, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực tốt nhất.
Ngày nay khi thời buổi cạnh tranh gay gắt, việc sử dụng máy chủ. Góp phần giúp hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn rất nhiều. Nếu hiểu được vai trò của server đối với doanh nghiệp ta sẽ biết được nó quan trọng như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết server là gì? Nếu như vẫn đang băn khoăn không biết chọn máy chủ server như thế nào hợp lý. ATSCADA Lab chính là địa chỉ chuyên cung cấp máy chủ, các giải pháp quản lý tự động hoá uy tín và chất lượng hàng đầu.
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Danh sách Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù theo quy định pháp luật Việt Nam chỉ có 1 Ngân [...]
Th9
Khách hàng tiềm năng là gì? Cách gia tăng lượng khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng được ví như “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành [...]
Th9
Hướng dẫn 5 cách tra cứu đơn hàng Ninja Van nhanh chóng, chính xác
Ninja Van là một trong những công ty logistics và giao hàng theo yêu cầu [...]
Th9
Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả
Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]
Th9
Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn
Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]
Th9
Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh
Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]
Th8