Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất

Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, việc hội nhập sâu rộng giữa nhiều quốc gia với nhau. Nhu cầu về các phương thức thanh toán hiện đại và tiện lợi trở nên ngày càng cần thiết. Sự phát triển này không chỉ thúc đẩy giao thương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các giao dịch quốc tế. Các phương thức thanh toán quốc tế đã ra đời, mang lại nhiều lựa chọn và sự linh hoạt cho người dùng. 

Tìm hiểu khái niệm về thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế là hình thức chuyển giao giá trị tài chính từ người thanh toán (người gửi tiền) sang người nhận tiền (người nhận thanh toán) giữa các quốc gia khác nhau. Các phương pháp thanh toán ngoại thương tạo ra sự thuận tiện và tính hiệu quả trong các giao dịch kinh doanh, tài chính giữa các quốc gia khác nhau. Nhờ vào những phương pháp này, doanh nghiệp, ngân hàng và cá nhân thực hiện các giao dịch quốc tế một cách dễ dàng và an toàn hơn.

Phương thức thanh toán quốc tế là gì?

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay 

Phương thức ghi sổ (còn gọi là Open account)

Open account

Đây là hình thức bên xuất khẩu mở 1 tài khoản ghi nợ (những khoản nợ bao gồm: tiền hàng, chi phí dịch vụ cung cấp, thời hạn thanh toán,…). Bên nhập khẩu sẽ sử dụng tài khoản trả trước để thanh toán cho bên xuất khẩu bằng cách ghi nợ vào tài khoản này. 

Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu tham gia quản lý. Phía ngân hàng đóng vai trò mở tài khoản và thực hiện thanh toán theo thoả thuận của hai bên.

Trong trường hợp thanh toán ngay quy định, giá hàng hóa kê khai trong hợp đồng làm cơ sở áp dụng phương pháp kế toán phải cao hơn giá hàng hóa kê khai trong hợp đồng cơ sở.

Bên xuất khẩu phải chịu những rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán, thanh toán chậm hoặc không đầy đủ.

Phương thức chuyển tiền (còn gọi là Remittance)

Remittance

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế khá phổ biến. Phía nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền cho bên xuất khẩu bằng hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT. 

Khi ngân hàng đại lý bị trừ số tiền sang cho người thụ hưởng đồng nghĩa việc chuyển tiền hoàn tất. Thời gian chuyển tiền dựa vào thỏa thuận hợp đồng của hai bên. Việc chuyển tiền có thể chuyển trước, sau hoặc ngay khi nhà xuất khẩu giao hàng. Chuyển tiền bằng 2 hình thức: Chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư.

Phương thức nhờ thu (còn gọi là Collection)

Đây phương thức thanh toán quốc tế được thực hiện sau khi bên xuất khẩu gửi hàng cho bên nhập khẩu. Đồng thời gửi bộ chứng từ đến đến ngân hàng đã chọn để nhờ bên ngân hàng thu tiền. Phía ngân hàng đóng vai trò là trung gian đảm bảo an toàn cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu.

Các loại chứng từ nhờ thu là những chứng từ tài chính hoặc là các chứng từ kinh doanh.

  • Chứng từ tài chính: sẽ là những hóa đơn, giấy nợ, séc hay là các chứng từ liên quan đến mục đích thanh toán.
  • Chứng từ thương mại: sẽ là hóa đơn, tiêu đề, vận đơn hay là những chứng từ không phải chứng từ tài chính.

Phương thức nhờ tín dụng thanh toán (còn gọi là Letter of Credit – L/C)

Letter of Credit

Đây là phương thức thanh toán theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Phía ngân hàng sẽ mở thư tín dụng (hay văn bản bảo lãnh) cam kết với bên xuất khẩu. Là sẽ thanh toán nếu nhà xuất khẩu trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản, điều kiện quy định có trong thư tín dụng. 

Chỉ có những tổ chức tín dụng mới được quyền thực hiện các giao dịch này. Các giao dịch này chỉ được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng để đảm bảo tính độc quyền của ngân hàng .

Đây là một kiểu phương thức thanh toán quốc tế có trong xuất nhập khẩu. Phương thức L/C được lập căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, tuy nhiên hoàn toàn độc lập với hợp đồng. 

Tham khảo: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn chuẩn chỉnh trong kinh doanh

Đặc điểm nổi bật của các phương thức thanh toán quốc tế

  • Vì các phương thức thanh toán quốc tế được thực hiện giữa các quốc gia khác nhau. Chính vì thế các chủ thể cần phải tuân thủ các văn bản pháp luật kể cả trong nước và quốc tế.
  • Tất cả phải được thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng dựa theo quy định của pháp luật bắt buộc. Các bên xuất nhập khẩu không được thanh toán trực tiếp cho nhau. Việc giao dịch ngân hàng luôn đảm bảo an toàn, được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
  • Công cụ được sử dụng trong các phương thức thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu hoặc là séc.
  • Tất cả các tranh chấp được giải quyết dựa theo luật quốc tế quy định và sử dụng ngôn ngữ chính là Tiếng Anh. 

Trong bài viết này atscada.net đã chia sẻ các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến được sử dụng trong xuất nhập khẩu. Atscada.net hy vọng những thông tin này sẽ mang đến hữu ích cho bạn đọc.

5/5 (1 Review)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả

Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]

Tìm Hiểu Giải Pháp Giám Sát Môi Trường Tại Chỗ Sử Dụng HMI Delta Công Nghiệp

Trong các ngành công nghiệp hiện đại, giám sát môi trường tại chỗ đóng vai [...]

Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn

Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]

Panel PC Công Nghiệp Là Gì? Tư Vấn Mua Panel PC Công Nghiệp Phù Hợp Nhất

Panel PC công nghiệp là thiết bị quan trọng & không thể thiếu trong các [...]

Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh

Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]

Giám Sát Nhiệt Độ Qua Internet Là Gì? Các Ứng Dụng Nổi Bật Trong Cuộc Sống

Trong thời đại công nghệ 4.0, giám sát nhiệt độ qua internet đã trở thành [...]