Trong ngành công nghiệp điện tử nói chung, 1 loại linh kiện được sử dụng rất nhiều chính là điốt. Vậy điốt là gì? Để hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như cách thức hoạt động của diode, hãy cùng atscada.net tìm hiểu & khám phá chi tiết trong nội dung bài viết hôm nay nhé!
Điốt là gì?
Theo Wikipedia: Điốt (Diode) là 1 loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo 1 chiều mà không theo chiều ngược lại.
Hoặc có thể hiểu: Điốt hay Điốt bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động & phi tuyến, chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo 1 chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng tính chất của các chất bán dẫn. Điốt bán dẫn thường đều có nguyên lý cấu tạo chung là 1 khối bán dẫn loại P ghép với 1 khối bán dẫn loại N & được nối với 2 chân ra là anode & cathode.
Cấu tạo chung của Điốt (Diode)
Điốt là 1 linh kiện điện tử bán dẫn được sử dụng phổ biến, được chế tạo từ hợp chất Silic, Photpho & Bori. Ba nguyên tố này được pha tạp với nhau tạo ra 2 lớp bán dẫn loại P & N.
- Một cực của điốt đấu với lớp P gọi là Anot, cực còn lại đấu với lớp N gọi là Catot
- Đặc tính cơ bản nhất của 1 điốt là chỉ cho phép dòng điện đi từ A sang K, nghĩa là từ Anot sang Catot
Các điện tử dư thừa chứa trong N sẽ khuếch tán sang & lấp chỗ trống trong vùng P , tạo thành lớp lon trung hòa về điện. Tạo các miền cách điện giữa 2 chất bán dẫn.
Phân loại Điốt (Diode)
Hiện nay, có rất nhiều loại điốt khác nhau được phân phối trên thị trường. Dưới đây là 1 số loại điốt mà bạn có thể tham khảo & lựa chọn sử dụng:
Điốt chỉnh lưu
Điốt chỉnh lưu là 1 mạch điện tử được tạo thành từ các linh kiện điện tử có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều (DC). Có thể nói, Điốt bán dẫn là linh kiện quan trọng & không được thiếu trong mạch.
Điốt chỉnh lưu có khá nhiều sơ đồ chỉnh lưu khác nhau, ví dụ như: mạch Điốt chỉnh lưu bán chu kỳ, mạch Điốt chỉnh lưu toàn chu kỳ, mạch Điốt chỉnh lưu nhân 2,…
Điốt xung
Là loại Điốt chuyên dùng cho các mạch có tần số cao như KHz & MHz. Cấu tạo & hình dáng của Điốt xung gần giống với Điốt thường. Đặc điểm để nhận biết giữa 2 linh kiện này là vòng đánh dấu đứt hoặc đánh dấu bằng 2 vòng.
Điốt phát quang
Điốt phát quang có khả năng phát ra ánh sáng, tia hồng ngoại hoặc tia tử ngoại.
Điốt tách sóng
Là loại Điốt nhỏ có vỏ làm từ thủy tinh & còn được gọi là Điốt tiếp điểm vì mặt tiếp xúc giữa 2 chất bán dẫn P-N tại 1 điểm, tránh điện dung ký sinh. Điốt tách sóng thường được dùng trong mạch cao tần để tách sóng tín hiệu.
Điốt cầu
Bên trong Điốt cầu có cấu tạo gồm 4 hoặc 6 con Điốt để chỉnh lưu 1 pha hoặc 3 pha xoay chiều ra điện áp 1 chiều.
>>> Xem thêm: LoRa Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động & Ứng Dụng Nổi Bật Của Công Nghệ LoRa
Nguyên lý & Cách thức hoạt động của Điốt (Diode)
Điốt hoạt động theo nguyên tắc dòng điện đi từ cực Anot sang Catot mà không cho phép dòng điện đi theo chiều ngược lại.
Khối bán dẫn P chứa nhiều chỗ trống mang điện tích dương (+), khi ghép vào khối N các phần trống sẽ chuyển động & bắt đầu khuếch tán sang khối N. Đồng thời khối P lại nhận thêm điện tích âm (-) từ khối N chuyển sang. Kết quả P mang điện tích âm (-) & N mang điện tích dương (+).
Tại vị trí các ranh giới liền kề, 1 số nguyên tử bị hút & liên kết tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình chuyển đổi có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng, tạo thành điện áp tiếp xúc.
Điện tích âm (-) trên khối P & điện tích dương (+) trên khối N tạo thành 1 hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế tiếp xúc. Điện trường do hiệu điện thế tạo ra cản trở chuyển động khuếch tán & sau 1 thời gian chuyển động sẽ dừng lại. Điện áp tiếp xúc (UTX) đưa khối N & khối P về trạng thái cân bằng.
Điốt cho phép dòng điện chạy qua chỉ khi điện áp được đặt theo 1 hướng cụ thể.
Qua những nội dung vừa được đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ điốt là gì, cấu tạo & nguyên lý hoạt động của diode rồi đúng không. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, hãy gọi đến số hotline phòng kinh doanh ngay hôm nay để được hỗ trợ giải đáp & tư vấn cụ thể.
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Danh sách Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù theo quy định pháp luật Việt Nam chỉ có 1 Ngân [...]
Th9
Khách hàng tiềm năng là gì? Cách gia tăng lượng khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng được ví như “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành [...]
Th9
Hướng dẫn 5 cách tra cứu đơn hàng Ninja Van nhanh chóng, chính xác
Ninja Van là một trong những công ty logistics và giao hàng theo yêu cầu [...]
Th9
Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả
Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]
Th9
Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn
Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]
Th9
Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh
Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]
Th8