Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn chuẩn chỉnh trong kinh doanh

Giá vốn hàng bán là gì?

Trong hoạt động kinh doanh, thuật ngữ “Giá vốn bán hàng” khá phổ biến. Và đóng vai trò then chốt trong việc xác định lợi nhuận thực tế của mỗi doanh nghiệp. Vậy bạn có biết Giá vốn hàng bán là gì không? Cùng atscada.net tìm hiểu khái niệm giá vốn bán hàng và cách tính giá vốn đúng chuẩn.

Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán (tên tiếng anh là Cost of Goods Sold) là tổng chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm trong một kỳ kế toán (một năm, một quý hoặc là tháng). Nói cách khác, giá vốn hàng bán chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp bỏ ra tạo hàng hóa để bán. Trong kinh doanh giá vốn hàng hoá là một trong các chỉ số quan trọng trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần tính toán vốn hàng bán một cách chính xác nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn bán hàng sẽ bao gồm những gì?

Tuỳ theo mỗi mô hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động mà phân loại giá vốn hàng bán khác nhau:

  • Chi phí nguyên vật liệu: là những chi phí mua nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu đóng gói, nguyên liệu đầu vào,…
  • Chi phí nhân công: là những chi phí lương cho nhân viên, phụ cấp cho nhân viên,…
  • Chi phí sản xuất chung: là những chi phí liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất hàng hoá. Chẳng hạn như: tiền điện, tiền nước, bảo dưỡng máy móc/thiết bị,…
  • Chi phí mua hàng: là những chi phí liên quan đến mua hàng, chẳng hạn: chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ,…

Trong đó, 2 loại chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công là thành phần chính cấu thành giá vốn hàng bán. Còn chi phí sản xuất chung và chi phí mua hàng sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, hàng hóa cụ thể hay là phân bổ theo một tỷ lệ nhất định.

Cách tính giá vốn đúng chuẩn trong kinh doanh

Cách tính giá vốn hàng bán

Cần áp dụng công thức tính giá vốn hàng bán như sau:

Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Hàng hóa mua vào trong kỳ – Giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ

Công thức nhập trước-xuất trước (FIFO-First in First out)

Cụ thể giá vốn sẽ được tính dựa trên giá của những sản phẩm/ hàng hóa được nhập kho đầu tiên với số lượng tương ứng. Nếu như không đủ thì sẽ lấy giá kế tiếp theo thứ tự. Và phương pháp FIFO này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn như thực phẩm, đồ uống, điện thoại,… 

Ví dụ minh họa: công ty sản xuất lĩnh vực may mặc.

Đầu kho tồn kho: 100 sản phẩm với giá 100.000 vnđ/sản phẩm.

Nhập kho lần 1: 50 sản phẩm với giá 120.000 vnđ/sản phẩm.

Nhập kho lần 2: 150 sản phẩm với giá 90.000 vnđ/sản phẩm.

Giá vốn hàng bán của 150 sản phẩm được bán ra xác định như sau:

(100.000 x 100) + (120.000 x 50) = 16.000.000 đồng.

Công thức Nhập sau – Xuất trước (LIFO- Last in First out)

Công thức này ít khi sử dụng khi hạch toán hoặc định giá tồn kho vì hầu hết các sản phẩm đã cũ, không còn giá trị tương đồng như trước. Phù hợp với các đại lý oto, có nguồn hàng tồn lớn mới áp dụng LIFO, nhằm tận dụng thuế thấp khi giá tăng để đẩy dòng tiền cao hơn.

Ví dụ minh họa: công ty sản xuất lĩnh vực may mặc.

Nhập kho lần 1: với 20 sản phẩm đơn giá 100.000 vnđ/sản phẩm.

Nhập kho lần 2: thêm 25 sản phẩm đơn giá 110.000 vnđ/sản phẩm.

Sau đó, 30 sản phẩm được công ty xuất bán. Dùng phương pháp LIFO, giá vốn hàng bán của 30 sản phẩm xuất kho được tính:(20 x 100.000) + (10 x 110.000) = 3.100.000 vnđ.

Công thức bình quân gia quyền (Chi phí trung bình)

Công thức này được các doanh nghiệp hay phần mềm chuyên nghiệp ưu tiên sử dụng nhất hiện nay. Giá vốn mỗi lần nhập hàng sẽ được tính như sau:

Đơn giá bình quân gia quyền sản phẩm tồn và nhập trong kỳ thực tế = (Giá thực tế sản phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế sản phẩm nhập trong kỳ) : (Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ).

Đơn giá sản phẩm xuất dùng trong kỳ thực tế = Số lượng sản phẩm xuất dùng trong kỳ x Đơn giá bình quân gia quyền thực tế.

Ví dụ minh họa: công ty sản xuất lĩnh vực may mặc.

Tồn kho đầu kỳ: 100 sản phẩm giá 100.000 vnđ/sản phẩm.

Nhập kho lần 1: 50 sản phẩm giá 120.000 vnđ/sản phẩm.

Tồn kho cuối kỳ: 150 sản phẩm.

Ta có:

Giá trung bình của hàng tồn kho là: (100 x 100.000 + 50 x 120.000) / (100 + 50) = 108.000 vnđ/sản phẩm

Giá vốn hàng bán ra của 150 sản phẩm là: 108.000 x 150 = 16.200.000 vnđ.

Tham khảo: Các kênh bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay

Lý do xác định giá vốn hàng bán là gì?

Nếu như lợi nhuận là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thì Giá vốn hàng bán sẽ là chỉ số để xác định lợi nhuận kinh doanh. Nếu giá vốn càng thấp thì lợi nhuận càng cao. Chính  vì thế hầu hết các doanh nghiệp luôn tìm các biện pháp để giảm giá vốn hàng bán. Chẳng hạn như tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu giá thấp, tăng năng suất lao động, giảm các khoản chi phí sản xuất chung,…

Qua bài viết này, atscada.net hy vọng bạn đọc đã biết giá vốn hàng bán là gì cũng như nắm vững những công thức tính giá vốn hàng bán. Điều này giúp quá trình kinh doanh trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn.

0/5 (0 Reviews)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả

Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]

Tìm Hiểu Giải Pháp Giám Sát Môi Trường Tại Chỗ Sử Dụng HMI Delta Công Nghiệp

Trong các ngành công nghiệp hiện đại, giám sát môi trường tại chỗ đóng vai [...]

Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn

Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]

Panel PC Công Nghiệp Là Gì? Tư Vấn Mua Panel PC Công Nghiệp Phù Hợp Nhất

Panel PC công nghiệp là thiết bị quan trọng & không thể thiếu trong các [...]

Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh

Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]

Giám Sát Nhiệt Độ Qua Internet Là Gì? Các Ứng Dụng Nổi Bật Trong Cuộc Sống

Trong thời đại công nghệ 4.0, giám sát nhiệt độ qua internet đã trở thành [...]