LoRa là gì? Chắc hẳn, khái niệm LoRa vẫn còn khá mới mẻ & chưa thật sự được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, đây lại là công nghệ truyền dữ liệu ở khoảng cách xa tiên tiến nhất hiện nay & được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, đặc biệt trong các ứng dụng liên quan đến Internet of Things, Smart City,… Để hiểu rõ hơn về công nghệ LoRa, hãy cùng atscada.net tìm hiểu & khám phá chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
LoRa là gì?
LoRa (Long Range, tạm dịch: khoảng cách xa) là công nghệ hỗ trợ truyền dữ liệu với khoảng cách xa, lên đến hàng chục, hàng trăm & hàng nghìn kilomet mà không cần thêm bất kỳ mạch khuếch đại công suất nào. LoRa giúp việc truyền & nhận dữ liệu trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ hiệu quả.
Hiện nay, công nghệ LoRa được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng thu thập dữ liệu. Ban đầu, LoRa được nghiên cứu & phát triển bởi Cycleo, sau đó năm 2012 được Công ty Semtech mua lại.
Đặc điểm nổi bật của công nghệ Long Range (LoRa)
LoRa – 1 công nghệ hiện đại được sử dụng phổ biến trong cuộc sống ngày nay nhờ sở hữu hàng loạt đặc điểm nổi bật sau:
- Phạm vi truyền sóng rộng: LoRa là 1 trong những loại công nghệ có khả năng truyền dữ liệu ở khoảng cách cực xa, có thể đạt khoảng cách truyền lên đến 15km trong môi trường mở hoặc rộng hơn
- Tiêu thụ điện năng thấp: Công nghệ LoRa có thể chạy với mức tiêu thụ điện năng thấp, điều này góp phần kéo dài tuổi thọ của pin & giảm thiểu chi phí sử dụng khi không cần thay quá nhiều lần
- Tốc độ truyền tuy thấp nhưng vẫn cung cấp đủ băng thông cho các ứng dụng IoT, ví dụ như định vị, theo dõi tài nguyên & gửi thông tin trạng thái
- LoRa có khả năng chống nhiễu tốt, có khả năng tự động tìm kiếm kênh truyền tốt nhất, đảm bảo tính toàn vẹn của toàn bộ dữ liệu được truyền đi
Tìm hiểu cách công nghệ LoRa hoạt động
Có thể bạn chưa biết, nền tảng phát triển công nghệ Long Range dựa trên kỹ thuật điều chế Chirp Spread Spectrum. Khi các dữ liệu được tạo xung với tần số cao, tạo ra tín hiệu có dải tần cao hơn. Các tín hiệu này sẽ được mã hóa theo chuỗi tín hiệu hình sin thay đổi theo thời gian, trước khi được gửi đi từ anten.
LoRa sử dụng kỹ thuật điều biến Chirp Spread Spectrum, loại kỹ thuật này sẽ sử dụng các xung tần số cao để có thể chia nhỏ dữ liệu, tạo ra tín hiệu có dải tần cao hơn dải tần của dữ liệu gốc. Sau đó, tín hiệu cao tần sẽ tiếp tục được mã hóa theo chuỗi Chirp Signal, cuối cùng được truyền đến anten để truyền đi.
Nguyên tắc hoạt động của LoRa hỗ trợ thiết bị giảm độ phức tạp, đồng thời tăng độ chính xác cần thiết cho mạch nhận, để giải mã & điều chỉnh lại dữ liệu cho phù hợp. LoRa không yêu cầu nhiều công suất phát mà vẫn có khả năng truyền đi xa, lý lo là vì tín hiệu LoRa có thể nhận được ở khoảng cách xa, ngay cả khi cường độ tín hiệu thấp hơn nhiễu xung quanh.
LoRa và các ứng dụng của công nghệ LoRa trong cuộc sống
LoRa – Một phần không thể thiếu trong các thiết bị Internet of Things
Với những ưu điểm vượt trội mà LoRa đang sở hữu & mang đến, thế giới hiện đã áp dụng công nghệ chuẩn không dây LoRa cho nhiều thiết bị IoT (Internet of Things), nhằm hỗ trợ truyền thông trong các nhà máy sử dụng ít năng lượng, đồng thời giảm thiểu truyền tải dữ liệu.
Khi khoảng cách làm việc, kết nối giữa các thiết bị xa & cần tiết kiệm năng lượng cũng chính là lúc công nghệ LoRa cho thấy ưu điểm của mình. Với công nghệ không dây & điều chế CSS, tốc độ bit của LoRa đã đạt đến mức thấp nhất, rất phù hợp để truyền tín hiệu điều khiển.
Trên thực tế, LoRa cho phép 25 tỷ thiết bị IoT trên toàn thế giới dễ dàng kết nối & mở rộng quy mô để xử lý kịp thời lượng truy cập khổng lồ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp
Các hệ thống tưới tiêu thông minh có thể sử dụng cảm biến LoRa để thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ chất dinh dưỡng, độ pH của đất & nhiều yếu tối môi trường khác. Dựa vào những dữ liệu thu thập được, người nông dân sẽ có các điều chỉnh phù hợp.
Một số ưu điểm của hệ thống tưới nông nghiệp khi sử dụng công nghệ LoRa:
- Hoạt động theo nguyên tắc: tưới đúng – tưới đủ – không lãng phí, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước
- Giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, đảm bảo tính ổn định của hệ thống
- Giám sát dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi thông qua thiết bị điện tử có kết nối internet
Ngoài ra, hiện nay công nghệ LoRa còn được ứng dụng rộng rãi trong thành phố thông minh (Smart City) & các mô hình nhà thông minh (Smart Home).
>>> Xem thêm: Dây Cáp Mạng Gồm Loại Nào? Hiệu Năng Giữa Các Loại Dây Cáp Mạng Internet
Qua những nội dung vừa được đề cập đến trong bài viết trên, có thể nói LoRa là một trong những loại công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi & nhiều nhất trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng & mức ngân sách đầu tư để có sự cân nhắc kỹ lưỡng cũng như đánh giá tổng quan.
Mọi thắc mắc, câu hỏi & thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ đến số hotline phòng kinh doanh atscada.net để được hỗ trợ.
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Danh sách Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù theo quy định pháp luật Việt Nam chỉ có 1 Ngân [...]
Th9
Khách hàng tiềm năng là gì? Cách gia tăng lượng khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng được ví như “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành [...]
Th9
Hướng dẫn 5 cách tra cứu đơn hàng Ninja Van nhanh chóng, chính xác
Ninja Van là một trong những công ty logistics và giao hàng theo yêu cầu [...]
Th9
Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả
Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]
Th9
Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn
Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]
Th9
Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh
Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]
Th8