Trong thời đại của kỷ nguyên số, công nghệ hiện đại, các trang web/website cần đáp ứng những tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt hơn, nhằm bảo mật thông tin người dùng & các dữ liệu quan trọng. Đó chính là lý do HTTP, HTTPS ra đời và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các địa chỉ URL của 1 trang web hay website nào đó. Vậy giao thức HTTP, HTTPS là gì? Mời bạn cùng atscada.net tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu giao thức HTTP, HTTPS là gì?
Giao thức HTTP là gì?
HTTP (tên đầy đủ trong tiếng anh: Hypertext Transfer Protocol) tạm dịch: giao thức truyền tải siêu văn bản. HTTP là giao thức tiêu chuẩn cho www (World Wide Web) để truyền tải dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh từ web server đến trình duyệt web của người dùng & ngược lại.
HTTP là 1 giao thức ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất trong bộ các giao thức TCP/IP, hoạt động dựa trên mô hình máy khách (Client) – máy chủ (Server). Máy tính của người dùng sẽ đóng vai trò là máy khách, sau 1 thao tác nào đó của người dùng, máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ & chờ đợi câu trả lời từ những máy chủ này.
Giao thức HTTPS là gì?
HTTPS (tên đầy đủ trong tiếng anh: Hypertext Transfer Protocol Secure) tạm dịch: giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn. Thực chất, HTTPS chính là giao thức HTTP nhưng được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security). Có thể hiểu đơn giản HTTPS là phiên bản HTTP nhưng an toàn & bảo mật hơn.
Sự khác nhau cơ bản giữa giao thức HTTP & giao thức HTTPS
Đều là giao thức truyền tải siêu văn bản, thế nhưng giữa HTTP & HTTPS có những điểm khác nhau rõ rệt:
Chứng chỉ bảo mật SSL
Sự khác biệt lớn nhất giữa HTTP & HTTPS là chứng chỉ bảo mật SSL. Về cơ bản, HTTPS là 1 giao thức HTTP với bảo mật bổ sung. Tuy nhiên, trong thời đại số hóa, giao thức HTTPS lại được ưa chuộng hơn & dần thay thế HTTP với khả năng bảo mật tuyệt đối. Đảm bảo liên lạc giữa máy khách (Client) & máy chủ (Server) được an toàn, chống lại các cuộc tấn công ăn cắp dữ liệu từ bên ngoài.
Port trên giao thức HTTP & HTTPS
Port là cổng xác định thông tin trên máy khách (Client), sau đó phân loại để gửi đến máy chủ (Server). Mỗi Port sẽ mang 1 số hiệu riêng với chức năng riêng biệt. Hiện nay, giao thức HTTP sử dụng Port 80, trong khi HTTPS sử dụng Port 443 – cổng hỗ trợ mã hóa kết nối từ máy tính khách đến máy chủ, nhằm bảo vệ gói dữ liệu đang trong quá trình được truyền đi.
Mức độ bảo mật của HTTP & HTTPS
Khi máy khách truy cập vào 1 website/trang web, giao thức HTTPS sẽ hỗ trợ xác thực tính đích danh của website/trang web đó thông qua việc kiểm tra xác thực bảo mật.
Ngược lại với HTTP, dữ liệu không được xác thực bảo mật nên sẽ không thể đảm bảo phiên kết nối của bạn có bị theo dõi hay không hoặc bạn đang cung cấp thông tin cho 1 trang web thật hay 1 trang web giả mạo.
Tại sao nên sử dụng giao thức HTTPS thay thế cho HTTP?
Trước đây, HTTPS thường được sử dụng cho các trang web tài chính, ngân hàng, TMĐT để bảo mật thông tin thanh toán online. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, HTTPS đã trở thành tiêu chuẩn bảo mật tối thiểu mà tất cả các website cần phải đáp ứng. Lý do là vì:
Giao thức HTTPS bảo mật thông tin người dùng
Có thể bạn chưa biết, giao thức HTTPS sử dụng phương thức mã hóa Encryption nhằm đảm bảo các thông tin/dữ liệu trao đổi giữa máy khách & máy chủ không bị kẻ thứ 3 đọc được.
Tránh tình trạng lừa đảo bằng website giả mạo
Với giao thức HTTPS, trước khi dữ liệu giữa máy khách & máy chủ được mã hóa để tiếp tục trao đổi, trình duyệt trên máy tính khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ bảo mật SSL, đảm bảo người dùng đang giao tiếp với đúng đối tượng mà họ muốn.
Tăng uy tín website với người dùng
Bạn có thể thấy 1 số trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Microsoft Edge,… đều có cảnh báo người dùng về những website không bảo mật sử dụng giao thức HTTP. Điều này giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng khi lướt web.
>>> Xem thêm: Bo mạch chủ là gì? Khái niệm, chức năng, thành phần và nguyên lý hoạt động
Như vậy, bài viết trên atscada.net đã giới thiệu đến bạn 2 giao thức truyền tải siêu văn bản phổ biến hiện nay là HTTP & HTTPS. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ giải đáp các câu hỏi liên quan, đừng ngại hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh.
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Danh sách Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù theo quy định pháp luật Việt Nam chỉ có 1 Ngân [...]
Th9
Khách hàng tiềm năng là gì? Cách gia tăng lượng khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng được ví như “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành [...]
Th9
Hướng dẫn 5 cách tra cứu đơn hàng Ninja Van nhanh chóng, chính xác
Ninja Van là một trong những công ty logistics và giao hàng theo yêu cầu [...]
Th9
Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả
Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]
Th9
Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn
Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]
Th9
Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh
Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]
Th8