Trong ngành công nghiệp điện, nguồn điện là một khái niệm cơ bản & quan trọng. Nguồn điện cung cấp điện năng cho các thiết bị và hệ thống để hoạt động ổn định. Hiện có nhiều loại nguồn điện khác nhau, được sử dụng cho từng mục đích cụ thể. Trong đó, điện một chiều (DC), điện xoay chiều (AC), AC-DC và DC-DC là bốn loại phổ biến nhất. Ứng với mỗi loại nguồn điện sẽ có những đặc điểm khác nhau. Hãy cùng ATSCADA tìm hiểu sự khác biệt giữa nguồn AC, DC, AC-DC và DC-DC qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu khái niệm nguồn điện
Nguồn điện được định nghĩa cụ thể như sau:
Nguồn điện là các loại thiết bị có khả năng cung cấp dòng điện cho các thiết bị sử dụng điện hoạt động ổn định. Mỗi nguồn điện có 2 cực, cụ thể là cực âm (-) và cực dương (+). Một số thiết bị được xem là nguồn điện, chẳng hạn như: pin, bình ắc quy, máy phát điện,…
Sự khác biệt giữa nguồn AC, DC, AC-DC và AC-DC là gì?
Nguồn điện AC (nguồn điện xoay chiều)
Nguồn AC – Alternating Current hay dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ và chiều thay đổi, sự thay đổi này theo một chu kỳ nhất định (theo quy luật hàm số sin hoặc cosin). Dòng điện xoay chiều được tạo ra do sự biến đổi nguồn điện một chiều hoặc từ các máy phát điện xoay chiều. Nguồn AC thay đổi giữa dương (+) và âm (-) vì các electron chuyển động theo hướng dương (hướng lên) hoặc hướng xuống (hướng âm).
Nguồn điện DC (Direct Current – nguồn điện 1 chiều)
Nguồn DC – Direct Current hay dòng điện 1 chiều là dòng chuyển động của các electron mang điện di chuyển theo 1 hướng xác định, từ dương (+) sang âm (-). Hiểu đơn giản dòng điện một chiều là dòng điện có điện áp không đổi. Hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay đều sử dụng nguồn DC, tuy nhiên không phải tất cả.
Bộ nguồn AC-DC
Nguồn AC-DC (Alternating Current-Direct Current) là bộ nguồn giúp chuyển đổi nguồn AC – dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều – DC. Bộ nguồn AC-DC gồm máy biến áp thay đổi điện áp, bộ chỉnh lưu, bộ lọc loại bỏ nhiễu.
Bộ nguồn DC-DC
Bộ biến đổi điện áp 1 chiều DC-DC (Direct Current-Direct Current) là mạch điện tử hoặc thiết bị cơ điện được dùng để chuyển đổi dòng điện 1 chiều từ mức điện áp này sang mức điện áp khác. DC-DC hoạt động theo cơ chế lưu trữ tạm thời năng lượng đầu vào (input) & giải phóng năng lượng đó cho đầu ra (output) ở 1 điện áp khác. Bộ nguồn DC-DC có thể ở dạng tích hợp hay mô đun tùy vào thiết kế. Nếu ở dạng mô đun, các phần tử khác được thêm vào để giúp bộ chuyển đổi có thêm nhiều chức năng & được sử dụng theo cách đơn giản hơn.
Qua những nội dung vừa được chia sẻ, chắc hẳn bạn đã nắm được sự khác biệt giữa nguồn AC, DC, AC-DC và DC-DC là gì rồi đúng không. Nếu còn câu hỏi cần hỗ trợ giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với ATSCADA qua số hotline ngay hôm nay.
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn 5 cách tra cứu đơn hàng Ninja Van nhanh chóng, chính xác
Ninja Van là một trong những công ty logistics và giao hàng theo yêu cầu [...]
Th9
Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả
Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]
Th9
Tìm Hiểu Giải Pháp Giám Sát Môi Trường Tại Chỗ Sử Dụng HMI Delta Công Nghiệp
Trong các ngành công nghiệp hiện đại, giám sát môi trường tại chỗ đóng vai [...]
Th9
Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn
Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]
Th9
Panel PC Công Nghiệp Là Gì? Tư Vấn Mua Panel PC Công Nghiệp Phù Hợp Nhất
Panel PC công nghiệp là thiết bị quan trọng & không thể thiếu trong các [...]
Th8
Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh
Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]
Th8