Tự động hóa công nghiệp (Automation Industry) là gì?

Tự động hóa công nghiệp (Automation Industry) là gì?

Hiện nay, việc áp dụng tự động hóa trong công nghiệp trở thành một trong những yếu tố quan trọng đối với việc tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tự động hóa là việc kết hợp công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành. Để thay thế cho lao động con người cũng như tối ưu quy trình và chi phí vận hành. Tự động hóa đang trở thành một phần không thể thiếu trong mọi ngành công nghiệp. Hãy cùng atscada.net tìm hiểu Tự động hóa công nghiệp là gì qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm tự động hóa công nghiệp là gì?

Tự động hóa công nghiệp (Automation Industry) áp dụng các hệ thống điều khiển tự động hóa quá trình sản xuất và vận hành trong môi trường công nghiệp. Các thiết bị và hệ thống được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể một cách tự động. Chỉ cần sự can thiệp rất ít hoặc không cần sự can thiệp của con người.

Các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp điều khiển mọi thứ từ quá trình sản xuất hàng hóa đến dịch vụ và vận hành hệ thống. Điều này bao gồm việc điều khiển các dây chuyền sản xuất, máy móc công nghiệp, robot, hệ thống cảm biến và tự động hóa các quy trình hóa học và công nghệ.

Tự động hoá công nghiệp

Phân loại tự động hoá

Tự động hóa cơ bản (tên tiếng anh là Basic automation): 

Đây là loại tự động hóa đơn giản nhất, tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, lặp đi lặp lại một cách tự động. Công nghệ được sử dụng để số hóa các công việc hàng ngày và tăng cường hiệu suất làm việc. Tự động hóa cơ bản giúp giảm thiểu rủi ro lỗi và tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Tự động hóa quá trình (tên tiếng anh là Process automation): 

Loại tự động hóa này tập trung vào việc tự động hóa các quy trình hoặc nhiệm vụ phức tạp, lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh. Giúp tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tính đồng nhất trong quy trình. Các hệ thống tự động hóa quá trình thường sử dụng các phần mềm và thiết bị cảm biến để thực hiện các nhiệm vụ này.

Tự động hóa thông minh (tên tiếng anh làIntelligent automation): 

Đây là cấp độ tiên tiến nhất của tự động hóa, kết hợp sức mạnh của trí tuệ nhân tạo và máy học. Các hệ thống tự động hóa thông minh thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động. Từ dữ liệu và quyết định dựa trên phân tích thông tin trước đó. Ví dụ Robotic Process Automation (RPA), các robot có khả năng tự động thực hiện các nhiệm vụ dựa trên các quy tắc và dữ liệu được cung cấp.

Các thiết bị, công cụ tự động hoá công nghiệp phổ biến 

Bộ điều khiển lập trình PLC (Programmable Logic Controller)

Bộ PLC

PLC là một thiết bị điều khiển công nghiệp kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng tự động hóa công nghiệp. Đặc điểm quan trọng của PLC:

  • PLC được lập trình để thực hiện nhiều chức năng khác nhau, từ việc kiểm soát các quy trình sản xuất đơn giản đến các hệ thống tự động phức tạp.
  • Liên tục theo dõi các tín hiệu đầu vào từ cảm biến và thiết bị đo. Xử lý thông tin theo chương trình đã được lập trình và điều khiển các thiết bị đầu ra để thực hiện các tác vụ cụ thể.
  • PLC hoạt động ở môi trường công nghiệp khắc nghiệt, với độ bền và độ ổn định cao.

Tham khảo: Các nhà sản xuất PLC – Bộ điều khiển PLC nào phổ biến nhất?

Hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition)

Hệ thống SCADA là một phần quan trọng của tự động hóa công nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển và giám sát các quy trình công nghiệp. 

  • SCADA cho phép người điều hành quản lý và điều khiển các thiết bị và quy trình công nghiệp từ xa thông qua giao diện người dùng đồ họa. 
  • SCADA thu thập dữ liệu từ các thiết bị đầu vào như cảm biến, PLC và các thiết bị khác trong thời gian thực. 
  • Ghi lại các sự kiện quan trọng và dữ liệu về hoạt động của hệ thống vào tệp nhật ký. 
  • Cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu suất hệ thống, phát hiện các vấn đề và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Người dùng truy cập và điều khiển hệ thống từ xa thông qua kết nối mạng.

HMI (Human-Machine Interface)

Màn hình HMI Emko

Màn hình HMI cung cấp giao diện giữa con người và máy móc, người dùng tương tác với các thiết bị tự động hóa, xem thông tin và điều khiển các quy trình.

  • HMI chuyển đổi dữ liệu phức tạp từ các thiết bị và hệ thống sản xuất thành thông tin có thể truy cập được và dễ hiểu cho người vận hành. 
  • Khả năng tạo ra báo cáo về hiệu suất sản xuất và ghi lại dữ liệu về các sự kiện và hoạt động của hệ thống. 
  • HMI thường được tích hợp với các hệ thống tự động hóa như PLC và SCADA để cung cấp giao diện người dùng và truy cập dữ liệu.

Robot công nghiệp

Robot tự động thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc lắp ráp trong các môi trường công nghiệp. Chúng được lập trình để thực hiện nhiều loại công việc khác nhau mà không cần sự can thiệp của con người. Robot công nghiệp là các thiết bị tự động được sử dụng trong môi trường sản xuất công nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ lặp lại hoặc nguy hiểm mà trước đó thường do con người thực hiện. Các robot này được lập trình để thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ lắp ráp và kiểm tra chất lượng đến vận chuyển và đóng gói sản phẩm.

Cảm biến và bộ điều khiển

Các cảm biến đo lường các thông số như nhiệt độ, áp suất, độ rung, và các thông số khác. Trong khi các bộ điều khiển chịu trách nhiệm điều chỉnh các thông số này để đảm bảo hoạt động ổn định của quy trình sản xuất.

Đây chỉ là một số ví dụ phổ biến của công cụ tự động hóa công nghiệp. Các công cụ này đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và chất lượng, và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Những lợi ích mà tự động hoá công nghiệp mang lại 

Các lợi ích của tự động hóa công nghiệp bao gồm:

  • Các giải pháp tự động hóa giúp giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các quy trình nguy hiểm. Từ đó giảm nguy cơ tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên.
  • Công nghệ tự động hóa giúp tối ưu hóa các quy trình sản xuất và dịch vụ, giảm thiểu thời gian cần thiết cho mỗi quy trình từ đó tăng năng suất.
  • Loại bỏ các phương thức giám sát thủ công trước kia. Giảm thiểu các sai sót từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tự động ghi lại và báo cáo về toàn bộ hoạt động.
  • Tự động hóa giúp giảm thiểu chi phí bảo trì, giảm nguy cơ sản xuất không hiệu quả và làm tăng năng suất. Từ đó giúp gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí tổ chức.

Các ứng dụng thực tế tự động hoá trong công nghiệp 

Trong lĩnh vực y tế, hệ thống tự động hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và sản xuất dược phẩm, đảm bảo tính chính xác và hợp lý hóa các quy trình. 

Hệ thống gọi số thứ tự tại bệnh viện
Hệ thống quản lý-cảnh báo nhiệt độ độ ẩm kho dược

Các nhà máy và ngành công nghiệp hiện phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống tự động. Từ dây chuyền lắp ráp đến quản lý hậu cần, tối ưu hóa sản xuất đồng thời giảm thiểu sai sót và chi phí.

Hệ thống giám sát năng suất hoạt động máy móc
Hệ thống đếm bao xi măng tại băng chuyền sản xuất

Các lĩnh vực môi trường được hưởng lợi từ các công nghệ tự động trong quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên,…. 

Giao diện phần mềm hệ thống quan trắc nước thải

Đây chỉ là một số dự án tự động hóa công nghiệp triển khai bởi ATSCADA.NET. Là một thương hiệu uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hoá công nghiệp. ATSCADA.NET tự hào là đối tác đáng tin cậy cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực tự động hoá công nghiệp. Đồng thời còn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng. Sự cam kết của chúng tôi là đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển, cung cấp các giải pháp sáng tạo và linh hoạt để đạt được mục tiêu kinh doanh. 

ATSCADA.NET hy vọng qua bài viết này giúp bạn đọc sẽ hiểu tự động hóa công nghiệp (Automation Industry) là gì? Đồng thời có cái nhìn tổng quan về sự đa dạng và tính cạnh tranh trong lĩnh vực này. Và đừng quên theo dõi và truy cập website của ATSCADA.NET để cập nhập tin tức hay mỗi ngày bạn nhé!

5/5 (1 Review)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Danh sách Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam

Hiện nay, mặc dù theo quy định pháp luật Việt Nam chỉ có 1 Ngân [...]

Khách hàng tiềm năng là gì? Cách gia tăng lượng khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng được ví như “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa thành [...]

Hướng dẫn 5 cách tra cứu đơn hàng Ninja Van nhanh chóng, chính xác

Ninja Van là một trong những công ty logistics và giao hàng theo yêu cầu [...]

Những điều cần biết về tra mã vận đơn và theo dõi đơn hàng hiệu quả

Mua sắm online phát triển mạnh mẽ, việc tra mã vận đơn và theo dõi [...]

Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn

Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một trong những chiến lược [...]

Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh

Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]