Tìm Hiểu Tự Động Hóa Là Gì? Tự Động Hóa Gồm Những Giai Đoạn Nào?

Tự động hóa gồm những giai đoạn nào

Bài viết dưới đây, atscada.net sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản về tự động hóa, cụ thể bao gồm tự động hóa là gì? tự động hóa gồm những giai đoạn nào? Theo dõi ngay để không bỏ lỡ nguồn thông tin hữu ích này nhé!

Tự động hóa là gì? 

Hiểu đơn giản: Tự động hóa là quá trình áp dụng công nghệ hiện đại & hệ thống điều khiển tự động để vận hành máy móc & các quy trình khác mà không cần sự can thiệp của con người. Tự động hóa bao gồm việc sử dụng các công nghệ như robot công nghiệp, bộ điều khiển, phần mềm,… để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể 1 cách tự động. 

Tự động hóa là quá trình điểu khiển máy móc không cần đến sự can thiệp của con người
Tự động hóa là quá trình điểu khiển máy móc không cần đến sự can thiệp của con người

Vậy tự động hóa gồm những giai đoạn nào? 

Trong cuộc sống hiện nay, tự động hóa trở thành 1 phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp đến y tế, quân sự,… Để triển khai 1 hệ thống tự động hóa hiệu quả, cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những vai trò quan trọng khác nhau, đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru, đáp ứng các yêu cầu cụ thể & mang lại hiệu quả như mong đợi. Chi tiết từng giai đoạn như sau:

Xác định mục tiêu & Yêu cầu 

Mục tiêu của tự động hóa cần phải rõ ràng & cụ thể: mục đích của tự động hóa là gì? tăng hiệu suất. giảm chi phí lao động hay cải thiện chất lượng sản phẩm? Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần xác định được yêu cầu cụ thể của hệ thống. Bao gồm yêu cầu về tốc độ, độ tin cậy, hiệu suất hoạt động, tính bảo mật & tính tương thích với các hệ thống hiện có. Yêu cầu này sẽ là cơ sở để thiết kế & phát triển hệ thống tự động hóa. 

Phân tích & Thiết kế hệ thống 

Giai đoạn này bao gồm việc đánh giá hệ thống hiện tại, chỉ rõ điểm yếu & các cơ hội cải tiến trong tương lai. Phân tích này giúp hiểu rõ quy trình hiện tại, các thách thức, khó khăn đang gặp phải & những yêu cầu cụ thể của môi trường làm việc 

Lựa chọn công nghệ phù hợp với hệ thống
Lựa chọn công nghệ phù hợp với hệ thống

Thiết kế hệ thống là quá trình lập kế hoạch chi tiết về kiến trúc của hệ thống, lựa chọn công nghệ & phần mềm phù hợp, bao gồm thiết kế sơ đồ quy trình, lựa chọn thành phần trong phần cứng & phần mềm, định nghĩa các giao thức truyền thông giữa các bộ phận khác nhau trong hệ thống. 

Lập trình & Phát triển 

Ở giai đoạn này, mã cho các ứng dụng tự động hóa sẽ được lập trình hoàn chỉnh. Các phần mềm cần được viết theo tiêu chuẩn, đảm bảo tính ổn định & hiệu suất của hệ thống. Ngoài ra, phát triển phần cứng bao gồm thiết kế & sản xuất các thiết bị cần thiết như bộ điều khiển, cảm biến,…  Không chỉ vậy, phần cứng cần phải được lựa chọn & thiết kế phù hợp với các yêu cầu cụ thể của hệ thống & môi trường làm việc. 

Kiểm tra & Chỉnh sửa 

Kiểm tra là bước vô cùng quan trọng, đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác theo bản thiết kế. Bài kiểm tra bao gồm kiểm tra về chức năng, hiệu suất & độ tin cậy. Lưu ý: hệ thống cần được kiểm tra trong điều kiện làm việc thực tế, đảm bảo có thể xử lý mọi tình huống có thể xảy ra. 

Dựa trên kết quả kiểm tra, các tham số của hệ thống có thể cần được điều chỉnh nhằm tối ưu hóa hiệu suất & độ tin cậy. 

Triển khai & Vận hành 

Giai đoạn triển khai bao gồm việc cài đặt & cấu hình hệ thống tại vị trí vận hành thực tế. Quá trình này cần được thực hiện 1 cách cẩn thận, đảm bảo tất cả các thách phần trong hệ thống được lắp đặt chính xác & hoạt động hiệu quả. 

Triển khai & Vận hành hệ thống
Triển khai & Vận hành hệ thống

Sau khi đã triển khai, hệ thống bắt đầu được đưa vào vận hành. Nhân viên vận hành hệ thống cần được đào tạo bài bản & chắc chắn hiểu rõ quy trình hoạt động của hệ thống. 

Bảo trì & Nâng cấp 

Bảo trì định kỳ là công việc cần thiết để duy trì hiệu suất & độ tin cậy của hệ thống. Bảo trì có thể bao gồm kiểm tra & thay thế các thành phần bị hao mòn, hư hỏng, cập nhật phần mềm,… 

Thông qua việc bảo trì, người quản lý sẽ có những quyết định trong việc nâng cấp hệ thống: bổ sung các tính năng mới để cải thiện hiệu suất nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Quá trình nâng cấp cần được lên kế hoạch cẩn thận & chi tiết, đảm bảo hệ thống không bị gián đoạn & các tính năng mới được tích hợp đầy đủ.

>>> Xem thêm: Cảm Biến Độ Ẩm Là Gì? Các Ứng Dụng Của Cảm Biến Độ Ẩm Trong Cuộc Sống

Tự động hóa không chỉ đơn giản là việc áp dụng công nghệ hiện đại để thay thế con người trong 1 số công việc nhất định. Đó là 1 quy trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau để đảm bảo hệ thống tự động hóa hoạt động hiệu quả, ổn định & mang lại lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp hiện nay.

5/5 (1 Review)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu & Dự Báo Tốc Độ Tăng Trưởng Của Thị Trường Máy Tính Công Nghiệp

Thị trường máy tính công nghiệp IPC đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh [...]

Data khách hàng là gì? Chia sẻ bạn cách tìm data khách hàng hiệu quả

Bạn là một seller hay là chủ doanh nghiệp chắc hẳn đã quá quen thuộc [...]

Bảng Hiển Thị Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Là Gì? Vai Trò Của Bảng Hiển Thị Nhiệt Độ – Độ Ẩm

Với khả năng cung cấp thông tin chính xác & liên tục về điều kiện [...]

Hướng dẫn tra cứu thông tin doanh nghiệp nhanh chóng và đầy đủ nhất

Cách nhanh nhất để biết được những thông tin cơ bản và độ uy tín [...]

Máy Tính Công Nghiệp Cho Nhà Máy Kỹ Thuật Số: Giải Pháp Hiệu Quả & Bền Bỉ

Hãy cùng atscada.net khám phá những đặc điểm nổi bật & vai trò mà PC [...]

Hệ thống scada là gì? Ứng dụng của hệ thống scada

Trong thời đại công nghiệp 4.0, tự động hóa đã trở thành yếu tố then [...]