Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không chi tiết từ A -Z

Trong xuất nhập khập khẩu, ngoài các hình thức vận chuyển đường bộ, đường thủy. Thì vận chuyển bằng đường hàng không cũng là một hình thức vận chuyển hàng hoá phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Phương thức này có nhiều ưu điểm như tốc độ nhanh, khả năng di chuyển linh hoạt, và độ tin cậy cao. Điều này giúp quá trình vận chuyển từ một địa điểm này đến địa điểm khác trên toàn cầu trong thời gian ngắn. Trong bài viết dưới đây, atscada.net sẽ chia sẻ tất tần tật từ A-Z về Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, mời bạn đọc tham khảo.

Khái niệm Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không là gì? 

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không đơn giản là quá trình chuyển hàng từ quốc gia xuất khẩu đến quốc gia nhập khẩu thông qua việc sử dụng các dịch vụ vận chuyển hàng không. Trong quá trình này, hàng hóa được đóng gói, vận chuyển và giao nhận thông qua hệ thống sân bay và các dịch vụ hàng không. Đây là một phương tiện vận chuyển nhanh chóng và linh hoạt, thích hợp cho các mặt hàng có giá trị cao, hàng hóa dễ hỏng hoặc cần được vận chuyển trong thời gian ngắn. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình xuất khẩu và giảm thiểu thời gian cần thiết để hàng hóa đến được tay người mua.

Xuất khẩu hàng hoá bằng đường hàng không

Những ưu và nhược điểm xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

Về ưu điểm

Đường hàng không thường được coi là phương thức vận chuyển có tốc độ và thời gian nhanh nhất so với hai phương thức vận chuyển đường bộ và đường biển. Các chuyến bay hàng không thường diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Đây là phương thức lý tưởng để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng và không có thời hạn sử dụng lâu dài. Đặc biệt là các mặt hàng như trái cây, thực phẩm tươi sống và hoa,… 

Mức độ an ninh của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cao. Bởi vì các giới hạn an toàn và bảo vệ nghiêm ngặt của sân bay đối với các hàng hóa được xuất khẩu. An ninh sân bay cũng kiểm soát chặt chẽ cũng như giảm thiểu tình trạng mất cắp và thất thoát hàng hóa. 

Không cần phải đóng gói hàng hóa nặng và cồng kềnh. Ví dụ sử dụng container như khi vận chuyển bằng đường biển. Đồng thời, ít phụ thuộc vào các phương tiện lưu kho. Giúp tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc do không phải chi thêm tiền cho các dịch vụ đóng gói.

Các hãng hàng không thường cung cấp các hệ thống theo dõi hàng hóa trực tuyến, cho phép bạn theo dõi vị trí của hàng hóa trong thời gian thực. Như thông tin về các chuyến bay như thời gian cất cánh, thời gian dự kiến đến nơi. Và thậm chí là tình trạng thời tiết cũng được cập nhật liên tục. 

Về nhược điểm:

Vận chuyển hàng không thường có chi phí tốn kém nhất so với các phương thức vận tải khác như đường bộ hoặc đường biển. Bởi vì Bảo dưỡng, nhiên liệu, và chi phí vận hành máy bay,… Đều là các yếu tố gây ra chi phí cao cho các hãng hàng không. 

Thường xuyên phải hủy các chuyến bay bởi bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Ví dụ: sương mù, tuyết, bão,…

Hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp vận chuyển các loại hàng hoá lớn, cồng kềnh. Một số sản phẩm cấm vận chuyển đường hàng không như: chất nổ, khí nổ, pin, chất lỏng, chất rắn,…

Tham khảo thêm: Các loại RAM phổ biến hiện nay? Trong công nghiệp nên dùng RAM nào?

Toàn bộ các quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không 

Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường hàng không

Trao đổi, đàm phán thống nhất nội dung như: thông tin hàng hoá, giá cả, thời gian giao hàng, phí vận chuyển, phí dịch vụ, thanh toán,…Sau khi thống nhất tất cả, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương. 

Bước tiếp theo xin giấy phép xuất khẩu. Thông thường sẽ có 2 hai trường hợp về việc xin giấy phép xuất khẩu cần phải biết:

  • Trường hợp 1: Không cần xin giấy phép xuất khẩu:các hàng hóa hoặc dịch vụ không thuộc diện cần phải có giấy phép xuất khẩu đặc biệt và được sự cho phép của cơ quan ban ngành, quy trình xuất khẩu có thể diễn ra một cách đơn giản hơn. 
  • Trường hợp 2: Bắt buộc xin giấy phép xuất khẩu: Đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ như gỗ, cổ vật, vật liệu nổ và các mặt hàng có nguy cơ gây hại. Việc xuất khẩu phải được xin giấy phép từ các cơ quan quản lý như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (đối với gỗ), hoặc Bộ Công An (đối với vật liệu nổ). Quy trình xin giấy phép xuất khẩu trong trường hợp này thường phức tạp hơn. Và cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật.

Chuẩn bị hàng hóa để giao cho bên vận chuyển theo đúng thỏa thuận với bên mua. 

Khi hàng hóa đến cảng hàng không của quốc gia nhập khẩu, đại lý vận tải của người chuyển hàng sẽ liên hệ và phối hợp với các cơ quan địa phương và quốc gia. Thực hiện các thủ tục nhập khẩu cần thiết của hãng hàng không, sân bay, hải quan, thuế… mục đích là để làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.

Sau khi hoàn tất mọi thủ, tiến hành thanh toán lô hàng. 

Cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

  • Cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ xuất xứ hàng hóa, giấy tờ làm thủ tục xuất hàng,…
  • Chú ý trọng lượng hàng phải đúng không được vượt quá với trọng lượng cho phép vận chuyển. 
  • Làm việc với bên vận chuyển để thống nhất về lịch trình và giá cước. 
  • Hàng hoá cũng phải được đóng gói đúng tiêu chuẩn bên vận chuyển quy định 
  • Rà soát lại toàn bộ các thông tin nhận hàng, để tránh trường hợp sai thông tin hàng phải trả lại. 
  • Nếu phát sinh về những vấn đề như hàng hư hỏng, thiếu hàng…thì cần phải khiếu nại ngay lập tức. Tuy nhiên, khi soạn hợp đồng cần cẩn thận rà soát lại từng điều khoản đã có trong hợp đồng. Để tránh những sai phạm, rủi ro đáng tiếc cho cả hai bên. 

Trên đây là các chi tiết xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Hy vọng bài viết này của atscada.net cung cấp được nhiều thông tin hữu dụng cho khách hàng. Đừng quên theo dõi và cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại website atscada.net nhé!

0/5 (0 Reviews)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Landing Page bán hàng là gì và các ý tưởng thiết kế đẹp nhất

Hiện nay khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất lớn. Việc triển khai [...]

Đồng Hồ Đo Lưu Lượng Nước Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Đồng Hồ Đo Nước

Đồng hồ đo nước là thiết bị có vai trò quan trọng trong cuộc sống [...]

Chất Bán Dẫn Là Gì? Cấu Trúc, Tính Chất Và Ứng Dụng Của Chất Bán Dẫn

Trong thế giới của công nghệ hiện đại, chất bán dẫn đã trở thành yếu [...]

Các loại RAM phổ biến hiện nay? Trong công nghiệp nên dùng RAM nào?

RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ khả biến trong máy tính. Chức [...]

Tự động hóa công nghiệp (Automation Industry) là gì?

Hiện nay, việc áp dụng tự động hóa trong công nghiệp trở thành một trong [...]

Điốt Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Diode

Trong ngành công nghiệp điện tử nói chung, 1 loại linh kiện được sử dụng [...]