Chi phí sản xuất là gì? Phân loại, ví dụ và công thức tính

Chi phí sản xuất là gì?

Trong kinh doanh, chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc xác định hiệu quả và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ và quản lý tốt các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động bền vững, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hãy cùng atscada.net tìm hiểu chi phí sản xuất là gì? Phân loại các chi phí, ví dụ thực tế và công thức tính qua bài viết sau đây. 

Tìm hiểu khái niệm chi phí sản xuất là gì? 

Chi phí sản xuất là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất ra một sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Chi phí sản xuất bao gồm tất cả các khoản phí liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, mua nguyên liệu, nhân công, máy móc, thiết bị đến các chi phí vận hành và quản lý. Chi phí sản xuất được xem ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như lợi nhuận bán hàng.

Chi phí sản xuất là gì?

Phân loại các chi phí sản xuất

Phân loại dựa theo mục đích và công dụng của chi phí

  • Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, thuế,…của người lao động.
  • Chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp: là khoản tiền phải trả cho việc mua nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất.
  • Chi phí quản lý: Là các khoản phí liên quan đến việc quản lý và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Gồm các khoản phí của nhân viên quản lý và chi phí liên quan đến việc tổ chức, kiểm soát quá trình sản xuất. 
  • Chi phí máy móc và các trang thiết bị: Là các khoản phí mua, bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất. Những khoản chi phí này cần thiết để duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho toàn bộ quá trình sản xuất.
  • Chi phí vận chuyển và lưu kho: Là các khoản phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy, vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến điểm bán. Và các khoản phí sản phẩm được lưu kho trung gian.
  • Chi phí quản lý chất lượng: Là các khoản phí liên quan đến việc kiểm tra, thử nghiệm và đảm bảo chất lượng.
  • Các khoản phí khác như: chi phí xử lý sự cố khẩn cấp, bảo trì-sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất được tính trong chi phí bằng tiền khác.

Phân loại dựa theo khối lượng sản phẩm và công việc hoàn thành

Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm và công việc hoàn thành. Ví dụ: tiền lương theo giờ của nhân công, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,…

Chi phí cố định: Là những khoản chi phí không thay đổi khi khối lượng sản phẩm và công việc hoàn thành thay đổi trong phạm vi nhất định. Ví dụ: phí thuê nhà xưởng cố định,…

Phân loại dựa theo quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo

Chi phí cơ bản của quy trình sản xuất hoặc chế tạo gồm các khoản chi phí trực tiếp và cố định trong từng bước cụ thể. Những khoản chi phí này liên quan chặt chẽ đến một giai đoạn nhất định trong quy trình và không thể tách rời. Ví dụ như chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí chung cho từng giai đoạn trong quá trình sản xuất là những khoản chi phí không thể được phân chia một cách cụ thể được. Thông thường là các chi phí hỗ trợ, không phụ thuộc trực tiếp vào sản phẩm hay bước sản xuất cụ thể. Ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vận hành chung của nhà xưởng.

Công thức tính chi phí sản xuất chuẩn 

Mặc dù cách tính chi phí sản xuất còn tùy thuộc vào từng sản phẩm, ngành nghề và cách tổ chức của từng doanh nghiệp. Sau đây là công thức cơ bản giúp bạn hiểu rõ cách tính chi phí sản xuất cho sản phẩm.

Chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí lao động sản xuất + Chi phí máy móc và thiết bị + Chi phí quản lý sản xuất + Chi phí khác

Trong đó:

  • Chi phí nguyên liệu: gồm tổng chi phí liên quan đến việc mua và xử lý nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. Công thức: Chi phí nguyên liệu = (Số lượng nguyên liệu cần thiết) x (Giá trị của nguyên liệu một đơn vị)
  • Chi phí lao động sản xuất: gồm những chi phí liên quan đến tiền lương và các lợi ích cho nhân viên sản xuất. Công thức: Chi phí lao động sản xuất = (Số giờ lao động cần thiết) x (Mức lương trung bình của lao động sản xuất)
  • Chi phí máy móc và thiết bị: gồm những chi phí sử dụng và bảo trì máy móc, thiết bị sản xuất. Công thức là: Chi phí máy móc và thiết bị = (Giá trị máy móc và thiết bị) / (Tuổi thọ trung bình của máy móc và thiết bị)
  • Chi phí quản lý sản xuất: gồm những chi phí liên quan đến quản lý và giám sát sản xuất. Công thức: Chi phí quản lý sản xuất = (Lương và phúc lợi của nhân viên quản lý sản xuất) + (Chi phí vận hành cơ sở sản xuất)
  • Chi phí khác: gồm những chi phí khác không thuộc các danh mục trên, như chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, thuê mặt bằng và các chi phí hỗ trợ khác.

Ví dụ thực tế về chi phí sản xuất 

Sau đây là ví dụ chi phí sản xuất đồng hồ led đồng bộ thời gian của Atscada.net.

  • Chi phí nguyên vật liệu: khung inox, led 7 đoạn, mica, nguồn cấp, bo mạch, vi điều khiển,…
  • Chi phí nhân công: lương, phụ cấp, phúc lợi,…
  • Chi phí máy móc thiết bị: Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị máy hàn linh kiện, máy in 3d khuôn đúc, máy kiểm tra chất lượng và đo lường,… 
  • Chi phí năng lượng: các chi phí điện nước sử dụng trong quá trình sản xuất. 
  • Chi phí quản lý sản xuất: gồm các khoản chi phí quản lý -kế hoạch sản xuất, kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho.
  • Chi phí vận chuyển: Chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến nhà máy.
  • Chi phí lưu kho: Bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm hoàn thiện trong kho.
  • Chi phí quảng cáo, marketing: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các chiến dịch quảng cáo và marketing. Chi phí cho quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter. Chi phí cho quảng cáo tìm kiếm và hiển thị trên Google, quảng cáo trên các trang web.

Tham khảo: Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất

Lời kết 

Đầu tư vào công nghệ và máy móc hiện đại giúp nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian sản xuất và tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các giải pháp quản lý năng suất sản xuất toàn diện của atscada.net giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh của quá trình sản xuất. Với các công nghệ tiên tiến như hệ thống điều hành sản xuất (MES), tự động hóa quy trình, và ứng dụng IoT,… Doanh nghiệp giám sát và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất trong thời gian thực. Nhờ vào sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao, các giải pháp này giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng trước những biến động của thị trường, duy trì sự phát triển bền vững và cạnh tranh hiệu quả.

Bài viết trên đây là tập hợp các kiến thức liên quan đến câu hỏi “chi phí sản xuất là gì” cũng như phân loại và công thức tính chi phí. Hy vọng những thông tin trong bài viết này của atscada.net hữu ích với bạn!

0/5 (0 Reviews)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Panel PC Công Nghiệp Là Gì? Tư Vấn Mua Panel PC Công Nghiệp Phù Hợp Nhất

Panel PC công nghiệp là thiết bị quan trọng & không thể thiếu trong các [...]

Barcode là gì? Cách sử dụng Barcode hiệu quả trong kinh doanh

Trong bài viết sau đây, atscada.net sẽ giới thiệu khái niệm barcode là gì cũng [...]

Giám Sát Nhiệt Độ Qua Internet Là Gì? Các Ứng Dụng Nổi Bật Trong Cuộc Sống

Trong thời đại công nghệ 4.0, giám sát nhiệt độ qua internet đã trở thành [...]

[Giải Đáp Thắc Mắc]: Làm Thế Nào Để Chọn Cảm Biến Đo Chiều Dài Hiệu Quả?

Cảm biến đo chiều dài là gì? Làm thế nào để chọn cảm biến đo [...]

Báo cáo tài chính là gì? Cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hàng năm phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan [...]

Tìm Hiểu & Dự Báo Tốc Độ Tăng Trưởng Của Thị Trường Máy Tính Công Nghiệp

Thị trường máy tính công nghiệp IPC đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh [...]