ỨNG DỤNG IoT vào GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM

ỨNG DỤNG IoT vào GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, đặc biệt là nuôi tôm đã có những bước chuyển mình mới. Việc giám sát hồ nuôi tôm để đảm bảo chế độ môi trường sống và chế độ ăn uống để cho giống tôm chất lượng, khoẻ, đạt năng suất đã không còn khó khăn như trước nhờ vào ứng dụng công nghệ IoT vào hệ thống giám sát hồ nuôi tôm.

Với công nghệ này, người chủ hồ nuôi tôm không chỉ giám sát tại chỗ mà còn giám sát được hệ thống từ xa qua các thiết bị di động một cách dễ dàng, nắm bắt các trạng thái thực tế của hồ.

ỨNG DỤNG IoT vào GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM

ỨNG DỤNG IoT vào GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM
Mô hình GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM

CÁC THIẾT BỊ CẤU THÀNH HỆ THỐNG

  • Các cảm biến đo môi trường hồ nuôi tôm: cảm biến pH, cảm biến Oxy hoà tan, cảm biến nhiệt độ nước,…
  • Quạt nước
  • Máy tạo Oxy
  • Motor điều khiển mái che, van xả điện,…
  • Bộ SMART IO AT-DIO8-E
  • Bộ AT-MQTT gateway
  • Màn hình HMI
  • Module phát Wifi tích hợp khe cắm sim 3G
  • Phần mềm giám sát hồ nuôi tôm

DIỄN GIẢI

Thiết bị

Thực tế, tại mỗi hồ nuôi tôm trang bị các cảm biến theo dõi môi trường nước của hồ, các thiết bị như quạt nước, máy tạo oxy, motor,… Các thiết bị này kết nối vào bộ SMART IO AT-DIO8-E kết nối chuẩn giao thức Modbus TCP với đường truyền tốc độ cao.

ỨNG DỤNG IoT vào GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM
Thiết bị ứng dụng hồ nuôi tôm

Màn hình HMI trong hệ thống này sẽ đóng vai trò giám sát tại chỗ các thông số cũng như trạng thái hoạt động của hồ.

AT-MQTT Gateway xuất dữ liệu đọc được từ SMART IO AT-DIO8 lên AT-MQTT Server qua Wifi/3G/4G, cho phép truy cập giám sát từ xa bằng các thiết bị di động như smartphone, laptop, tablet,…

Phần mềm

Phần mềm giám sát được viết trên Cloud hoặc trên máy chủ Server. Các thông số nhiệt độ nước và độ pH sẽ được cập nhật trên phần mềm. Người giám sát có thể truy cập xem từ xa bằng các thiết bị di động.

Khi các thông số môi trường trong hồ nuôi tôm vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ tự động cảnh báo tại chỗ qua phần mềm hoặc qua SMS, email, đồng thời thực hiện kích hoạt các thiết bị chấp hành bật/tắt (quạt nước, máy tạo oxy, motor điều khiển,…) theo lập trình. Hoặc đối với các trường hợp khác, mặc dù không có mặt trực tiếp tại ao nuôi tôm nhưng người quản lý vẫn biết được các thông số về môi trường để có hướng xử lý thích hợp.

Phần mềm thực hiện đầy đủ các tính năng:

  • Thu thập dữ liệu
  • Lưu trữ dữ liệu
  • Cảnh báo nhiệt độ môi trường nước
  • Vẽ đồ thị
  • Xuất báo cáo

Ví dụ Ứng dụng phần mềm thực tế:

  • Hệ thống quạt nước sẽ tự động được kích hoạt quay nếu nhiệt độ lớn hơn 30oC. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 30oC thì hệ thống quạt nước sẽ ngừng hoạt động.
  • Hệ thống đóng/mở xả nước ở các bể phụ vào và ra bể chính. Nếu nồng độ pH trong nước của bể chính nuôi tôm lớn hơn 8,0 thì van điện ở hai bể sẽ tự động mở ra và xả nước xuống cả bể chính và bể phụ.

>>> Tham khảo: HỆ THỐNG QUẢN LÝ TOÀ NHÀ THÔNG MINH – GIẢI PHÁP KHÔNG DÂY LORA

THAM KHẢO THÊM CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CẦN THIẾT CHO HỒ NUÔI TÔM

Trong số những chỉ tiêu chất lượng nước, có những chỉ tiêu biến đổi nhanh như: nồng độ oxy hòa tan, nhiệt độ nước, độ pH. Những chỉ tiêu này cần phải được theo dõi, giám sát xuyên suốt.

Vậy những chỉ tiêu này ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của tôm?

  • Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhiệt độ thấp thì tôm sẽ chậm lớn.

Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là 26 – 32°C. Cần chú ý khi nhiệt độ tăng trên 32°C.

Ở nhiệt độ 35°C, 100% tôm dưới một tháng tuổi chết; trên 40°C thì toàn bộ tôm sẽ chết.

  • Ảnh hưởng của độ pH

Theo môi trường thực tế, pH nước có thể nằm trong khoảng từ 0 – 14. Tuy nhiên để Tôm có sức khỏe và hiệu quả sản xuất tốt hơn thì giá trị pH nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5.

Khoảng giá trị này phù hợp với độ pH máu của chúng, giúp duy trì chế độ ăn, tăng tưởng và FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn.

Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 – 150 mg/l. Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tôm. Độ kiềm rất dễ thay đổi, do đó cần kiểm tra độ kiềm mỗi 3 – 5 ngày.

ỨNG DỤNG IoT vào GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM
Hồ nuôi tôm
  • Ảnh hưởng của độ mặn

Độ mặn cao sẽ gây biến đổi một số thông số môi trường như PH, độ kiềm. Bên cạnh đó, còn làm tảo trong vuông tôm phát triển nhanh, sinh nhiều khí độc… Đặc biệt, nguồn oxy trong nước sẽ càng tăng mạnh vào ban ngày, nhưng lại giảm tối thiểu vào ban đêm. Khi đó, môi trường sẽ thiếu oxy, dẫn đến tôm thường nổi đầu vào lúc nửa đêm.

Độ mặn thích hợp cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 5 – 35 (‰ – phần ngàn). Tuy nhiên, hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng được khuyến cáo ở độ mặn 5% để giảm nguy cơ bệnh gan tụy.

  • Nồng độ của oxy hòa tan

Ôxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Nước nuôi tôm phải đảm bảo ôxy hòa tan > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.

Quý khách quan tâm đến ỨNG DỤNG IoT vào GIÁM SÁT HỒ NUÔI TÔM vui lòng liên hệ Hotline ATSCADA để được tư vấn.

5/5 (1 Review)

ATSCADA việt nam

ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hệ thống scada là gì? Ứng dụng của hệ thống scada

Trong thời đại công nghiệp 4.0, tự động hóa đã trở thành yếu tố then [...]

GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA SCADA

Trong ngành công nghiệp hiện đại, sự tự động hóa đóng vai trò quan trọng [...]

HỆ THỐNG SCADA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

Nhà máy điện là điểm khởi nguồn cho hệ thống điện lưới, việc áp dụng [...]

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT SCADA

Hệ thống điều khiển giám sát SCADA là 1 phần mềm hệ thống được sử [...]

HỆ THỐNG SCADA TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

Mục tiêu của việc triển khai hệ thống SCADA trong nhà máy thủy điện là [...]

HỆ THỐNG SCADA TRONG TRẠM BIẾN ÁP

Với sự phát triển công nghệ, hệ thống SCADA đã trở thành một phần không [...]

Để lại một bình luận