Loại bỏ lãng phí trong sản xuất tinh gọn luôn là mục tiêu các doanh nghiệp hướng tới. Ngoài việc tăng doanh thu thì loại bỏ những lãng phí tồn đọng cũng là yếu tố rất quan trọng. Ở bài viết này, ATSCADA mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về cách loại bỏ lãng phí trong quản trị sản xuất.
Những lãng phí thường gặp trong doanh nghiệp?
Khái niệm lãng phí chỉ những hoạt động không đem lại giá trị cho khách hàng và tổ chức. Dưới đây là những loại lãng phí tồn đọng phổ biến trong quản trị doanh nghiệp:
- Lãng phí quá trình;
- Lãng phí do tồn kho;
- Lãng phí do sản xuất dư thừa;
- Lãng phí vận chuyển;
- Lãng phí do khuyết tật sản phẩm;
- Lãng phí trong hoạt động ;
- Lãng phí về thời gian vô ích;
- Lãng phí nguồn nhân lực;
Làm sao để loại bỏ lãng phí trong doanh nghiệp?
Lean Manufacturing là một trong những phương pháp quản trị hiện đại được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm loại bỏ những lãng phí trong quản trị doanh nghiệp.
Mục tiêu của sản xuất tinh gọn – Lean là tạo ra quy trình huy động nguồn nhân lực ít hơn, sử dụng hiệu quả không gian, tiết kiệm thời gian sản xuất. Ngoài ra đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí thấp hơn và có ít lỗi hơn so với hệ thống kinh doanh truyền thống. Từ đó gia tăng gia tăng hiệu quả kinh doanh của tổ chức.
Để có thể đạt được mục tiêu ấy, doanh nghiệp cần rà soát kỹ và loại bỏ sự lãng phí dọc theo quy trình quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ thực hiện Lean:
- Phương pháp Kaizen – công cụ của sản xuất tinh gọn;
- Phương thức quản lý Kanban;
- Phương pháp 5S – 5 Nguyên tắc cơ bản;
- Sản xuất tinh giản qua Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping (VSM);
- Phương pháp Tập trung quy trình PDCA – Focus PDCA;
- Mô hình sản xuất Cell;
- Phương pháp Six sigma;
Lợi ích khi loại bỏ lãng phí trong sản xuất tinh gọn
Phát hiện lãng phí luôn là cách giúp doanh nghiệp tìm ra khu vực cần cải tiến. Để giảm những hoạt động không hiệu quả. Lợi ích chính của nhiệm vụ này là gia tăng tối đa lợi nhuận. Cụ thể hơn, các lợi ích bao gồm:
- Giảm chi phí sản xuất; hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả về mặt tài chính và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh và tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp;
- Giảm thiểu chi phí về vận chuyển, giúp doanh nghiệp sắp xếp, bố trí mặt bằng nơi làm việc hợp lý và bảo đảm thời gian sản xuất và giao hàng, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn;
- Doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ từ phía khách hàng. Từ đó, tăng sự gắn kết của khách hàng và các bên hữu quan đối với doanh nghiệp;
- Giảm lãng phí từ thành phẩm lỗi, giải quyết các vấn đề không phù hợp trong quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ;
- Giảm thiểu các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp;
- Cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp, đảm bảo được các mục tiêu: Sản xuất vừa đúng lúc (Just In Time), đáp ứng yêu cầu sản xuất đúng thời hạn;
- Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lượng phục vụ cho các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Bố trí sắp xếp nơi làm việc hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm thiểu hàng hóa sai lỗi;
Đọc thêm: Lean là gì? Khái niệm Lean trong hoạt động sản xuất
Các nguyên tắc chính của Lean Manufacturing
Liên tục cải tiến
Lean liên tục cải tiến để đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí. Điều này đòi hỏi nền tảng con người và sản phẩm gắn kết để nâng cao hiệu quả.
Chất lượng từ gốc
Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện kỹ càng từ khi bắt đầu quy trình sản xuất.
Nhận thức về sự lãng phí
Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, người quản lý cần xác định những lãng phí tồn đọng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo ra giá trị theo quan điểm của khách hàng đều được xem là thừa và nên loại bỏ.
Chuẩn hóa quy trình
Lean đòi hỏi một quy trình chuẩn gồm các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất. Trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
Quy trình liên tục
Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
Sản xuất “Pull”
Còn được gọi là Just-in-Time (JIT) hướng tới mục tiêu hàng tồn kho cũng như thời gian chờ và chi phí phát sinh bằng không. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
Đọc thêm: Mô hình quản lí sản xuất tinh gọn – Lean manufacturing
Thông qua bài viết này, ATSCADA hi vọng sẽ giúp được bạn đọc hiểu sâu hơn về phương pháp “Loại bỏ lãng phí trong sản xuất tinh gọn” trong doanh nghiệp nhằm gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả và hợp lí nhất.
Quý bạn đọc cần tìm hiểu chuyên sâu hơn, cần tư vấn, có nhu cầu sử dụng mô hình sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing),…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn trực tiếp.
Xin chân thành cám ơn và rất hân hạnh được phục vụ!
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
MÔ HÌNH LEAN ỨNG DỤNG CHO NGÀNH MAY MẶC
Mô hình Lean ứng dụng cho ngành may mặc hiện đang được rất nhiều doanh [...]
Th4
TÌM HIỂU MÔ HÌNH LEAN SIX SIGMA
Mô hình Lean Six Sigma là gì? Trước tiên bạn cần phải nắm thật rõ [...]
Th4
SẢN XUẤT TINH GỌN VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CHO NHÀ MÁY
Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) đã không còn quá xa lạ đối với các [...]
Th4
MÔ HÌNH QUẢN LÍ SẢN XUẤT TINH GỌN – LEAN MANUFACTURING
Mô hình quản lí sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing đã xuất hiện vào [...]
Th3
LEAN LÀ GÌ? KHÁI NIỆM LEAN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Lean là gì? Lean là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong các [...]
Th3