Mô hình Lean Six Sigma là gì? Trước tiên bạn cần phải nắm thật rõ và chính xác khái niệm của Lean và Six Sigma. Từ đó ATSCADA sẽ phân tích cho các bạn thật chi tiết về mô hình này.
Lean là gì?
Lean là hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả lãng phí trong quá trình sản xuất. Mục đích là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất. Lean loại bỏ 7 loại hao phí và tác động tới các mục tiêu như: Phế phẩm và sự lãng phí, Chu kỳ sản xuất, Mức tồn kho, Năng suất lao động, Tận dụng thiết bị và mặt bằng, Tính linh động, Sản lượng
Xem bài viết: Lean là gì? Khái niệm Lean trong hoạt động sản xuất
Six Sigma là gì?
Là hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê. Nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi. Bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn) trong các quy trình kinh doanh;
Trong việc định nghĩa khuyết tật, 6 Sigma tập trung vào việc thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng. Và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao.
Mô hình Lean Six Sigma
Mô hình Lean Six Sigma là gì?
Là giải pháp kết hợp đồng thời Lean và Six Sigma. Đây là một trong các công cụ hữu hiệu hiện nay giúp xác định và giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng (Non Value-Added) được nhiều công ty, tập đoàn hàng đầu trên thế giới ứng dụng như: Toyota, Motorola, GE.
Lean Six Sigma và lợi ích mang lại?
Giúp doanh nghiệp chủ động phát hiện, giảm thiểu lãng phí và các biến động trong quá trình cung cấp dịch vụ, tối ưu hóa giá trị cho khách hàng, rút ngắn thời gian cung cấp nhằm đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh vượt trội và tăng trưởng một cách bền vững.
Thực hiện mô hình Lean Six Sigma theo tiến trình DMAIC
Xác định – Define (D): làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án.
Đo lường – Measure (M): hiểu được thực trạng năng lực của tổ chức, đo lường năng suất lao động, thời gian (Lead time, Cycle time, Takt time, Waste time), thiết lập chi tiết quy trình sản xuất, tìm ra những điểm nút cổ chai (bottleneck) xảy ra trong quá trình sản xuất,..
Phân tích – Analyze (A): phân tích các thông số thu thập được trong bước Đo Lường để giả thuyết về nguyên nhân của dao động. Và tiến hành kiểm chứng, xác định những điểm tạo ra giá trị gia tăng (Value added) và những điểm không tạo ra giá trị gia tăng (Non – Value added). Xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề, những điểm nút cổ chai trong quá trình sản xuất.
Cải tiến – Improve (I): tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp.
Kiểm soát – Control (C): thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường.
Trên đây là những kiến thức cơ bản cần nắm giúp các bạn hiểu rõ về mô hình Lean Six Sigma. ATSCADA hi vọng qua bài viết này, Quý bạn đọc có cái nhìn chuyên sâu hơn về mô hình Lean Sigma.
Cần hỗ trợ, tư vấn chuyên sâu về giải pháp Lean – sản xuất tinh gọn. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline.
Chân thành cảm ơn và trân trọng được hợp tác!
ATSCADA - Cung cấp phần mềm ATSCADA - Hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án tích hợp hệ thống, IoT, dự án thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
MÔ HÌNH LEAN ỨNG DỤNG CHO NGÀNH MAY MẶC
Mô hình Lean ứng dụng cho ngành may mặc hiện đang được rất nhiều doanh [...]
Th4
LOẠI BỎ LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT TINH GỌN ĐỂ TỐI ƯU LỢI NHUẬN
Loại bỏ lãng phí trong sản xuất tinh gọn luôn là mục tiêu các doanh [...]
Th4
SẢN XUẤT TINH GỌN VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CHO NHÀ MÁY
Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) đã không còn quá xa lạ đối với các [...]
Th4
MÔ HÌNH QUẢN LÍ SẢN XUẤT TINH GỌN – LEAN MANUFACTURING
Mô hình quản lí sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing đã xuất hiện vào [...]
Th3
LEAN LÀ GÌ? KHÁI NIỆM LEAN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Lean là gì? Lean là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong các [...]
Th3